(TNO) Hơn 70% doanh nghiệp (DN) kinh doanh bất động sản ở TP.HCM có quy mô vốn nhỏ (dưới 10 tỉ đồng), khó có khả năng thực hiện các dự án lớn nếu không có sự hỗ trợ của ngân hàng.
|
Đó là nhận định do Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (Horea) đưa ra trong báo cáo tình hình thực hiện Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản trên địa bàn TP.HCM và các kiến nghị sửa đổi luật gửi Bộ Xây dựng và một số ban ngành vào ngày 20.9.
Cũng theo Horea, trường hợp ngân hàng có cho vay nhưng nếu nguồn vốn này gặp khó khăn thì DN chậm triển khai dự án, gây lãng phí; sử dụng chưa hiệu quả quỹ đất vốn ngày càng hạn hẹp của thành phố để áp ứng nhu cầu nhà ở ngày càng bức xúc của người dân.
Bên cạnh đó, Horea cho rằng, Luật Kinh doanh bất động sản quy định cá nhân tham gia kinh doanh bất động sản (nhiều cá nhân chỉ cho thuê một phần nhà, hoặc 1 đến 2 căn nhà) cũng phải thành lập DN và phải có vốn pháp định 6 tỉ đồng là chưa phù hợp.
Quy định mức vốn pháp định tối thiểu khi thành lập DN, hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản (6 tỉ đồng) là quá thấp.
Quy định vốn chủ sở hữu khi triển khai dự án (15-20% tổng mức đầu tư của dự án) chưa chặt chẽ để đảm bảo năng lực tài chính của chủ đầu tư.
Điều này dẫn đến tình trạng hàng loạt công ty có chức năng kinh doanh bất động sản, kinh doanh nhà ở được thành lập, nhưng năng lực về vốn rất yếu.
Khi các DN này tham gia hoạt động kinh doanh bất động sản trên thị trường, do yếu về vốn, nên đã thực hiện nhiều hoạt động huy động vốn không tuân thủ đúng quy định pháp luật, gây xáo trộn, bất ổn cho thị trường.
Tính đến thời điểm hiện tại, TP.HCM có hơn 4.200 DN đăng ký kinh doanh trên lĩnh vực bất động sản.
Đình Quân
>> Kiến nghị sáp nhập doanh nghiệp bất động sản
>> Gần 700 doanh nghiệp bất động sản giải thể trong năm 2012
>> Bộ Tài chính kiến nghị hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản
>> Doanh nghiệp bất động sản tự cứu mình
>> Giải pháp cứu doanh nghiệp bất động sản
>> Doanh nghiệp bất động sản nỗ lực "phá băng
>> Lợi nhuận doanh nghiệp bất động sản giảm 95%?
Bình luận (0)