15 tấn gạo vì học trò nghèo
Phường 5, TP.Sóc Trăng (Sóc Trăng) là nơi có rất đông học sinh người dân tộc Khmer, hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn nên việc học tập của các em bị ảnh hưởng rất lớn. Thấy gia cảnh khốn khó của các em, cán bộ, giáo viên Trường THCS Tôn Đức Thắng luôn trăn trở là làm thế nào để vừa hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy của mình, vừa giúp đỡ các em có điều kiện đến trường, yên tâm học tập. Xuất phát từ tâm tư đó, năm học 2012 - 2013, nhà trường quyết định phát động phong trào “Hũ gạo tình thương - Tiếp sức đến trường”, nhằm giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn bám lớp, bám trường.
tin liên quan
Người biến nơi 'không ai muốn đến' thành trường đạt chuẩn quốc giaTáo bạo trong cách nghĩ, cách làm, một cô giáo đã vực dậy một ngôi trường mầm non xốc xếch, xuống cấp, không ai dám gửi con trở thành một ngôi trường điểm trên địa bàn.
Thầy Nguyễn Hà Phương, Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Tôn Đức Thắng, cho biết năm đầu tiên phát động phong trào chỉ vận động trong phạm vi thầy cô của trường và một số người thân thiết, song cũng đạt được gần 1 tấn gạo. Nhưng những năm tiếp theo, không chỉ phụ huynh mà còn có nhiều mạnh thường quân, doanh nghiệp nhiệt tình ủng hộ. Bình quân mỗi năm nhà trường vận động được hơn 3 tấn gạo, cùng hàng ngàn gói mì, quần áo, sách vở, đồ dùng học tập để trao cho các em. Học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được trường hỗ trợ thường xuyên với mức 10 kg gạo/học sinh/tháng. Các em còn lại được hỗ trợ vào các dịp: khai giảng năm học mới, lễ - tết của đồng bào dân tộc Khmer, tết nguyên đán, bế giảng năm học...
Thầy Thái Lợi, Hiệu trưởng Trường THCS Tôn Đức Thắng, cho biết qua 4 năm phát động, nhà trường đã vận động được khoảng 15 tấn gạo, gói mì, tập, viết, quần áo... với tổng trị giá trên 651 triệu đồng và đã hỗ trợ cho hàng ngàn lượt học sinh có hoàn cảnh khó khăn của nhà trường. Số gạo, thực phẩm, tập, viết... đó đã nâng bước các em đến trường, giảm đáng kể tỷ lệ học sinh bỏ học. Theo thầy Lợi, do trường nằm ở vùng ven TP.Sóc Trăng, tỷ lệ học sinh dân tộc Khmer chiếm gần 80% tổng số học sinh của trường. Trong đó gần 50 % học sinh thuộc hộ nghèo, cận nghèo nên phong trào “Hũ gạo tình thương - Tiếp sức đến trường” đã chia sẻ, giúp đỡ một phần khó khăn để giảm gánh nặng cùng với gia đình các em. Cũng chính vì vậy mà tỷ lệ bỏ học ngày càng giảm đáng kể, chất lượng học tập luôn được duy trì, nâng cao.
Ấm áp tình người
Nhận sự hỗ trợ gạo của nhà trường, em Liêu Minh Hải, học sinh lớp 9/1 của trường vui vẻ, cho biết do hoàn cảnh gia đình em và nhiều bạn trong trường rất khó khăn, nhiều lúc tụi em nghĩ mình sẽ phải bỏ học để đi làm thuê kiếm tiền phụ giúp cha mẹ. Khi nhận được gạo của thầy cô trao hỗ trợ, em và các bạn rất cảm động. Tình cảm của thầy cô và mọi người dành cho em và các bạn thật sâu nặng.
tin liên quan
Gặp cô gái 16 tuổi - công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM 201616 tuổi, đi qua trên dưới 10 nước trên thế giới và sở hữu một bảng thành tích ấn tượng về lĩnh vực âm nhạc, Bùi Vũ Nguyệt Minh đã trở thành Công dân trẻ tiêu biểu TP.HCM năm 2016.
Theo thầy Lợi, việc phát động được phong trào là thành công lớn của nhà trường. Ngoài ra, trường cũng tranh thủ vận động thêm các nguồn hỗ trợ từ gia đình, người quen, bạn bè khắp nơi để cùng chia sẻ phần nào khó khăn với học sinh. Mới đây, trường đã phát động sự đóng góp hỗ trợ từ các em học sinh. Điều khiến nhà trường bất ngờ là các em ủng hộ rất nhiệt tình. Nhà trường tổ chức cho các em quyên góp vào ngày thứ hai hằng tuần. “Góp gió thành bão”, mỗi tuần các em học sinh ủng hộ được khoảng 100 kg gạo. Thông qua phong trào này, nhà trường giáo dục cho các em tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau theo tinh thần “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta. Biết được ý nghĩa của phong trào nên các em tham gia rất nhiệt tình, em nào cũng mong muốn được đóng góp vào hũ gạo tình thương của nhà trường.
Hầu hết các cán bộ, giáo viên của trường rất đồng tình với chủ trương phát động phong trào “Hũ gạo tình thương - Tiếp sức đến trường” nên hưởng ứng tích cực.
tin liên quan
Video clip của 'thầy giáo thời mạng xã hội' thu hút học sinhChưa đầy 24 giờ, clip Điều thầy biết của thầy Huỳnh Ngô Phú Đức (Trường THPT Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh, TP.HCM) chế theo bài hát đang được học sinh yêu thích trên internet đã có gần 40.000 lượt người xem và hàng ngàn lượt chia sẻ trên Facebook
tin liên quan
Chàng trai 'toàn cầu' và bí quyết xin việc ở công ty đa quốc giaTự nhận mình là người thích trải nghiệm những điều mới, Nguyễn Phan
Linh (cựu sinh viên ĐH International Pacific College - IPU, New
Zealand) đã thực hiện mục tiêu du học.
Bình luận (0)