Hủ tiếu Nam Vang - Ba Hoàng: Chút Phnompenh giữa lòng Sài Gòn

17/12/2012 15:03 GMT+7

Tôi khẳng định như vậy không chỉ vì chủ quán là người Campuchia chính gốc, mà còn vì hương vị và cách thưởng thức món hủ tiếu Nam Vang ở đây vẫn gần gũi với nguyên bản hơn so với tiệm hủ tiếu khác ở Sài Gòn. Hủ tiếu Nam Vang là món ăn do người Hoa gốc Tiều sinh sống tại Campuchia sáng tạo ra (có thể do vậy mà cách thưởng thức - ăn khô hoặc nước gần như tương tự với cách dùng hủ tiếu, mì của người Hoa chăng?). Ở Campuchia đây là một trong những món chủ yếu dùng cho bữa sáng, rồi dần dần dùng lúc nào trong ngày cũng được. Việt Nam và Thái Lan với cộng đồng đông đảo người Khmer, cũng như người Hoa đến và sinh sống và làm ăn từ nhiều thế kỷ trước nên hủ tiếu Nam Vang đã du nhập và trở nên khá phổ biến tại hai quốc gia này. Tại miền Nam Việt Nam mà đặc biệt là Sài Gòn, hủ tiếu Nam Vang như một món ăn không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Sáng, trưa, tối hay thậm chí là khuya, món hủ tiếu này luôn hiện diện ở hang cùng ngõ hẻm Sài Gòn, từ bình dân cho đến sang trọng với mức độ phổ biến chắc cũng tương đương với cơm tấm hay phở.

Tô hủ tiếu nước với thịt bằm đặc trưng
Tô hủ tiếu nước với thịt bằm đặc trưng

Tôi khẳng định như vậy không chỉ vì chủ quán là người Campuchia chính gốc, mà còn vì hương vị và cách thưởng thức món hủ tiếu Nam Vang ở đây vẫn gần gũi với nguyên bản hơn so với các tiệm hủ tiếu khác ở Sài Gòn.

Hủ tiếu Nam Vang là món ăn do người Hoa gốc Tiều sinh sống tại Campuchia sáng tạo ra (có thể do vậy mà cách thưởng thức - ăn khô hoặc nước gần như tương tự với cách dùng hủ tiếu, mì của người Hoa chăng?). Ở Campuchia đây là một trong những món chủ yếu dùng cho bữa sáng, rồi dần dần dùng lúc nào trong ngày cũng được. Việt Nam và Thái Lan với cộng đồng đông đảo người Khmer, cũng như người Hoa đến và sinh sống và làm ăn từ nhiều thế kỷ trước nên hủ tiếu Nam Vang đã du nhập và trở nên khá phổ biến tại hai quốc gia này. Tại miền Nam Việt Nam mà đặc biệt là Sài Gòn, hủ tiếu Nam Vang như một món ăn không thể thiếu trong đời sống hàng ngày. Sáng, trưa, tối hay thậm chí là khuya, món hủ tiếu này luôn hiện diện ở hang cùng ngõ hẻm Sài Gòn, từ bình dân cho đến sang trọng với mức độ phổ biến chắc cũng tương đương với cơm tấm hay phở.


Ăn khô vẫn là cách tôi thích nhất

Thưởng thức hủ tiếu Nam Vang có hai cách là dùng nước và khô. Tô hủ tiếu nước nghi ngút khói với thịt bằm, thịt thái mỏng cùng tim, gan thơm lừng mùi tỏi phi có lẽ là cách thưởng thức phổ biến nhất. Tuy nhiên tôi vẫn thích ăn khô ở quán Ba Hoàng này hơn, bởi lẽ tất cả những hương vị đặc trưng nhất của món này đều thể hiện rất rõ nét. Từ mùi thơm của thịt bằm, hắc xì dầu cho đến vị tỏi phi, tốp mỡ… tất cả tạo nên một mùi vị mà dù chưa ăn đã làm bạn cảm thấy rất cồn cào rồi. Ăn hủ tiếu khô ở đây phải theo từng công đoạn thì mới hết cái ngon của nó. Đầu tiên là vắt chanh vào, nêm thêm chút ớt và tỏi xay, rồi rắc thêm một chút… đường cát trắng mới đúng điệu. Có lẽ bạn thấy hơi khó hiểu cái vụ đường, nhưng chủ quán nói như vậy mới đúng gu Nam Vang. Tất cả tạo nên sự hài hòa khó mà diễn tả hết bằng lời.

Tôi thường ăn hủ tiếu khô theo cách ăn hết bánh cùng nhân rồi mới dùng muỗng vớt một chút thịt bằm. Phần còn lại đổ nguyên chén nước lèo vào để trộn lẫn tất cả những gia vị ngon nhất ở trên. Làm như vậy sẽ tạo ra một hỗn hợp nước lèo rất đặc biệt mà tôi nghĩ bạn phải thử mới thấy hết cái ngon của nó.

 

Hơn mấy chục năm mà hương vị hủ tiếu Nam Vang ở đây vẫn vậy. Chủ quán có thay đổi chút ít so với nguyên bản để làm hài lòng khách thập phương: phần nhân có thêm tôm, rau thì thêm cần, tần ô (người Nam Vang chỉ ăn giá và xà lách). Riêng với tôi, giữa muôn vàn phiên bản hủ tiếu Nam Vang tại Sài Gòn thì Ba Hoàng vẫn giữ đúng hình thái và phong cách Nam Vang nhất.


P.V

 
Hủ tiếu Nam Vang - Ba Hoàng
48a Võ Văn Tần, phường 06, quận 03
Mở của: 5h sáng đến 2h trưa, chiều từ 3h đến 2h đêm
Giá: 35,000/tô
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.