Hướng đến sự phát triển hài hòa, bền vững

03/10/2015 05:30 GMT+7

Dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nêu vấn đề quản lý phát triển xã hội; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội với nội dung khái quát, toàn diện. Phần nhận định tình hình sát với thực tiễn và phương hướng nhiệm vụ đã thể hiện rõ quan điểm tư tưởng của Đảng.

Dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nêu vấn đề quản lý phát triển xã hội; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội với nội dung khái quát, toàn diện. Phần nhận định tình hình sát với thực tiễn và phương hướng nhiệm vụ đã thể hiện rõ quan điểm tư tưởng của Đảng.

Quan tâm thích đáng đến đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa - Ảnh: Bạch DươngQuan tâm thích đáng đến đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa - Ảnh: Bạch Dương
Những năm qua, đây là vấn đề được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội. Chính sách, pháp luật đã được bổ sung, trong đó phần chi cho ngân sách tăng, phù hợp với tăng trưởng kinh tế. Nghị quyết T.Ư 5 khóa XI về “Một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020” đã đưa ra 5 quan điểm, với tinh thần: Xác định trách nhiệm của Đảng, hệ thống chính trị và toàn xã hội; những nguyên tắc; định hướng phát triển hệ thống an sinh xã hội; vai trò chủ đạo và trách nhiệm của nhà nước; tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an sinh xã hội.
Văn kiện có lưu ý việc tạo cho được sự chuyển biến nhận thức, xây dựng, thực hiện các chính sách phù hợp, có quan tâm thích đáng đến các tầng lớp, bộ phận yếu thế, đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Kịp thời kiểm soát và xử lý các rủi ro, mâu thuẫn, xung đột xã hội, đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội, giảm thiểu tai nạn giao thông.
Đảm bảo công bằng xã hội
Tiến bộ và công bằng xã hội thể hiện trình độ phát triển và văn minh của xã hội. Không quan tâm đúng mức tiến bộ, công bằng xã hội, nhiều nước bị trả giá, phải đối diện với những xung đột gay gắt và ảnh hưởng trực tiếp trở lại đối với tăng trưởng kinh tế. Nước ta đang thực hiện kinh tế thị trường định hướng XHCN, trước hết là công bằng về cơ hội phát triển, tiếp cận các nguồn lực phát triển và hưởng thụ các dịch vụ cơ bản, các phúc lợi xã hội và dân chủ hóa đời sống kinh tế - xã hội. Tăng trưởng kinh tế tự nó không giải quyết được tất cả các vấn đề xã hội mà phải có sự điều tiết thông qua nhà nước để phân phối và phân phối lại kết quả sản xuất, đảm bảo công bằng xã hội. Vì vậy cần phát huy vai trò quản lý của nhà nước trong phát triển xã hội thể hiện trong điều tiết, định hướng hoạt động một cách khoa học, hiệu quả.
Quản lý phát triển xã hội; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội là coi trọng phát triển con người, nâng cao chất lượng sống tốt, vấn đề không chỉ có định hướng đúng, mà cần phải có quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu với lộ trình, bước đi phù hợp. Các chương trình mục tiêu nên tập trung hơn và quản lý các nguồn lực tốt hơn nhằm khắc phục sự dàn trải, phân tán. Cần nghiên cứu trao quyền mạnh cho địa phương để việc triển khai phù hợp với vùng, miền, nhóm đối tượng... Có mục tiêu dài hạn, ngắn hạn, tiệm cận với 17 mục tiêu, 169 chỉ tiêu phát triển bền vững mà Liên Hiệp Quốc vừa thông qua. Gắn mô hình tăng trưởng, đảm bảo công bằng cho người nghèo trong việc tiếp cận các nguồn lực để thoát nghèo bền vững, tiếp cận các dịch vụ xã hội, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.
Vấn đề đặt ra trong quản lý là thu gọn đầu mối, lồng ghép chính sách theo hướng thiết thực, hiệu quả. Xem xét chuyển dần chính sách hỗ trợ trực tiếp sang gián tiếp như những chính sách hỗ trợ có hoàn lại để tránh ỷ lại đối với đối tượng thụ hưởng, tạo nên một xã hội năng động, tất cả cùng hướng đến sự phát triển hài hòa, bền vững.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.