Đó là để có thể chiết xuất nhiều nước và có được màu cam đỏ óng ánh, bắt mắt. Lá gấc hiện nay khá khan hiếm chỉ còn nhiều ở vùng nông thôn tỉnh Trà Vinh, An Giang… Về nguyên liệu chính là chuối, phải chọn chuối xiêm đen để có vị ngọt thơm, dẻo, dai (không nên dùng chuối xiêm trắng). Chuối cũng không nên quá chín hay còn non.
Nước lá gấc sau khi nấu sôi để nguội khoảng 15 phút đem vo với nếp cao sản (thường có nhiều tại Trà Vinh) từ 2 - 3 lần để màu và vị lá gấc ngấm vào nếp. Sau từ 3 - 4 giờ tùy thuộc loại nếp, vớt nếp ra để ráo rồi nấu lên để làm xôi nếp; tiếp tục cho vào muối, đường, nước và nấu khoảng 30 phút lấy ra đặt vào chảo đựng xôi. Khi xôi nguội, bắt đầu quấn chuối đã lột vỏ, lớp xôi bên ngoài được quấn chặt bởi những cọng lá chuối. Lá chuối này thường là lá chuối hột nên có độ dai, dẫn nhiệt rất tốt giúp sản phẩm mau chín, thơm, ngon nhưng không bị cháy lá.
Ở đô thị, người ta nướng chuối nếp bằng các lò nướng hiện đại để vừa nhanh, vừa đều, không bị khét, nhưng người Trà Vinh khẳng định cách làm này không đạt mùi vị thơm ngon như nướng bằng than, tuy có nhược điểm là mất nhiều công, nhiều trái chín không đều, dễ bị cháy khét, tốn nhiên liệu… Khi nếp chuyển màu cam sẫm và có độ giòn, cho xuống cắt nhỏ và rưới nước cốt dừa sền sệt cùng đậu phộng xay nhỏ và bột báng lên trên là dùng được.
Giá bán mỗi trái chuối nếp nướng lá gấc tại Trà Vinh khoảng 8.000 - 10.000 đồng/trái tùy lớn, nhỏ. Màu sắc đẹp, mùi vị thơm ngon, béo béo, giá bán phải chăng, là những ưu điểm mà du khách đã có dịp dừng bước ở Trà Vinh nhất định phải thử.
Bình luận (0)