Đó là Silbo, ngôn ngữ từng là tiếng nói chính cho các cộng đồng trên đảo Canary vào thế kỷ thứ 16 và 17. Loại ngôn ngữ này bao gồm từ 2 đến 4 nguyên âm, 4 phụ âm và dùng hành động huýt sáo để tạo ra mọi dạng âm tiết. Silbo bắt nguồn từ một phiên bản cổ đại hơn của ngôn ngữ tên là Silbo Gomero, có nghĩa là tiếng huýt sáo Gomeran, theo một báo cáo trên trang Today I Found Out.
Silbo Gomero là ngôn ngữ của người Guanche bản xứ (được cho là gốc gác từ Bắc Phi) và hết sức thông dụng trong các cộng đồng cho đến khi người Tây Ban Nha xâm chiếm làm thuộc địa, khiến ngôn ngữ này biến mất dần vào thế kỷ 17. Hiện Tây Ban Nha đang nỗ lực khôi phục Silbo, bất chấp phản ứng của dư luận, cho rằng chẳng việc gì phải đổ ngân sách để phục hồi một ngôn ngữ chẳng mấy khi sử dụng.
Thụy Miên
Ảnh: AOL.com
>> Địa lý ảnh hưởng ngôn ngữ
>> Phục hồi ngôn ngữ cổ xưa
>> Phát hiện mới về sự tiến hóa của ngôn ngữ
>> Cứu ngôn ngữ của Chúa Jesus
>> Trẻ học ngôn ngữ từ trong bụng mẹ
Bình luận (0)