• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Hy hữu: Răng rớt vào đường thở trong lúc súc miệng

Lê Cầm
Lê Cầm
15/06/2022 16:15 GMT+7

Bệnh nhân nữ 29 tuổi, ở TP.HCM, đang súc miệng thì bị sặc, ho nhiều, sau đó ho khan kèm đau ngực, đau tăng khi hít vào.

Bệnh nhân đi nội soi thực quản - dạ dày tại 1 cơ sở y tế nhưng không phát hiện dị vật. Ngày thứ 3, bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM.

Hy hữu: Răng rớt vào đường thở trong lúc súc miệng

Ngày 15.6, bác sĩ Nguyễn Thanh Tùng, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP.HCM, cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng ran rít phổi, chụp CT scan ngực phát hiện dị vật kim loại trong phế quản thùy dưới, kích thước 12 mm.

Bác sĩ chỉ định làm các xét nghiệm tiền phẫu, giải thích tình trạng bệnh cho người nhà và chuyển phòng mổ soi kiểm tra dị vật. Khi soi vào phế quản tới gần thùy dưới, bác sĩ phát hiện dị vật là răng có 3 móc sắt kích thước 2 mm. Vùng có dị vật nề nhẹ, rướm máu.

Răng giả được lấy ra khỏi đường thở bệnh nhân

bvcc

Bệnh nhân cho biết đã làm răng giả bọc sứ được 3 năm, cứ mỗi năm bị lung lay thì chỉ đi dán lại. Do đó, trong lúc súc miệng đã vô tình làm răng rớt ra rơi vào phổi.

Theo bác sĩ thường dị vật đường thở hay gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi với tỷ lệ lên 80%. Ở người lớn tỷ lệ này chỉ khoảng 5-6%, riêng dị vật đường thở răng giả cũng khá hiếm gặp. Tuy nhiên trường hợp này, răng lung lay nhưng bệnh nhân chỉ dán lại.

"Với các trường hợp bọc răng sứ, làm răng giả, khi có vấn đề cần làm lại răng, tìm phương án cố định tốt hơn, không nên chủ quan dẫn đến các tình huống đáng tiếc", bác sĩ khuyến cáo.

Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.