Tuy vậy, cũng không thể loại bỏ muối hoàn toàn từ chế độ ăn uống, mà chỉ nên tiêu thụ ở mức vừa phải. Theo các tổ chức dinh dưỡng, khoảng 2,4 mg natri mỗi ngày là cần thiết. Tiêu thụ nhiều hơn lượng này có thể có tác động xấu đến sức khỏe.
Vậy làm thế nào để nhận biết cách hấp thu muối trong chế độ ăn uống mà chúng ta không hề biết? Dưới đây là những loại thực phẩm chứa nhiều muối và cách giảm ăn muối, theo boldsky.
tin liên quan
5 loại thực phẩm đông lạnh bổ hơn tươi sốngTrong thiên nhiên có 5 loại thực phẩm khi đông lạnh giữ lại nhiều dưỡng chất hơn so với dùng tươi, theo Huffington Post ngày 22.7.
Thực phẩm đóng hộp
Thực phẩm đóng hộp và thức uống đóng chai có chứa natri. Tốt nhất bạn nên tránh những loại thực phẩm này. Nó cũng là hai trong số các mặt hàng thực phẩm chủ yếu dẫn đến tăng cân.
Khoai tây chiên và thực phẩm chế biến
Khoai tây chip và thực phẩm chế biến khác có rất nhiều natri. Do đó, tốt nhất nên tránh những thực phẩm chế biến.
Giảm thức ăn mua bên ngoài
Lựa chọn tốt hơn trong ăn uống là thức ăn nấu ở nhà. Chúng ta không bao giờ có thể biết được chính xác lượng natri chứa trong các thực phẩm nấu chín bên ngoài ở các nhà hàng.
tin liên quan
10 thực phẩm giúp phổi khỏe mạnhPhổi đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho cơ thể chúng ta
chuyển động, và cho phép chúng ta thở và mang oxy đi khắp cơ thể.
Kiểm tra thành phần dinh dưỡng trên nhãn hàng
Kiểm tra các nhãn trên các mặt hàng thực phẩm, chủ yếu là lượng natri trong đó. Nếu nó có hàm lượng natri cao, tốt nhất nên tránh nó.
Quả hạch rang muối
Nên tránh các loại quả hạch chứa muối đóng gói trên thị trường vì nó có thể gây tăng cân và nhiều bệnh.
tin liên quan
4 quy tắc không thể quên khi uống trà xanhTrà xanh được chứng minh giúp giảm cân, cải thiện chức năng não,
chống vi khuẩn, giảm nguy cơ bệnh tiểu đường và ngăn ngừa bệnh tim.
Rắc muối lên thức ăn
Nhiều người có thói quen rắc muối lên xà lách, rau và trứng. Đó là một trong những cách khiến họ ăn nhiều muối mà không hề hay biết.
Bình luận (0)