Và đọc hàng trăm bình luận của bạn đọc cả nước về “vấn nạn” Karaoke xóm, màn “tra tấn” nhiều người khóc ròng mà Thanh Niên phản ánh trong tuần qua, mới thấy chuyện không hề nhỏ xíu nào. Từ thành thị đến thôn quê, sự phát triển của công nghệ khiến karaoke “di động” phủ sóng mọi nơi. Để rồi từ vui vẻ thư giãn, nó bỗng trở thành nỗi ám ảnh, chịu đựng của những người hàng xóm. Karaoke được hát từ chung cư đến xóm lao động, từ đám tiệc cưới hỏi đến giỗ quẩy. Hát từ sáng đến đêm, bất kể giờ nào lúc nào, nhạc đi đường nhạc, lời đi đường lời...
Với 5 - 7 người hát là vui còn lại cả xóm, cả khu nhà mấy chục con người phải gồng mình chịu trận. Nó không chỉ là chuyện lâu lâu vui mà cứ liên tục tích tụ từ ngày này tháng nọ, cuộc sống bị đảo lộn bất kể thời gian nào trong tuần. Thậm chí có người phải bồng con đi lánh nạn, hay bán nhà để tìm chỗ ở khác.
tin liên quan
Karaoke xóm, màn ‘tra tấn’ nhiều người khóc ròng: Sao cứ nể tình làng nghĩa xóm?Karaoke, từ một hình thức giải trí lành mạnh, giờ bị “hàm oan” thành nỗi ám ảnh của hàng triệu người Việt. Chính quyền bị dân kêu cũng lúng túng kiểu vừa nghĩ chuyện nhỏ xóm giềng, vừa chưa trang bị máy đo tiếng ồn để răn đe, xử phạt. Ngay cả một số chủ tịch quận, phường ở TP.HCM cũng “nhức đầu” với karaoke xóm khi được Thanh Niên phỏng vấn.
tin liên quan
Karaoke xóm, cán bộ xã đo tiếng ồn bị hành hung đến nhập viện: Xử lý nghiêmChuyện tưởng nhỏ, quy định xử phạt cũng đã có, do vậy chỉ cần mỗi người trước khi vui hãy nghĩ đến xóm giềng, còn chính quyền thì cần phải thật kiên quyết: phản ứng thật nhanh với tin báo của người dân, nâng cao ý thức sống cộng đồng trong khu dân cư, giáo dục phổ biến pháp luật để ai vô tư hát thì còn biết nhìn lại mình.
Bình luận (0)