Sau khi bài báo đăng được một năm, Ban biên tập tạp chí SpringerPlus nhận phản hồi từ phía độc giả về những khác biệt giữa bài báo được công bố và bản đăng ký nên đã yêu cầu ông Toàn đưa ra những bằng chứng về việc thực hiện các quy định dành cho nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng (RCT). Lúc bấy giờ ông Toàn thừa nhận nghiên cứu đã không được thông qua hội đồng y đức và không có bằng chứng bằng văn bản về sự đồng ý tham gia nghiên cứu của bệnh nhân.
Trường ĐH Quốc tế cũng đã liên hệ với GS Steven Neill (ĐH West of England), người được ghi tên trong bài báo trên. Tuy nhiên GS Neill cho biết ông không tham gia nghiên cứu này. Đồng thời, GS Neill khẳng định ông Toàn đã phạm sai lầm khi đề tên ĐH West of England trong phần kê khai cơ quan công tác vì ông Toàn không làm việc ở đây.
Trường ĐH Quốc tế đã thành lập hội đồng độc lập để làm rõ các vấn đề này. Theo kết luận từ hội đồng, ông Toàn chỉ có chuyên môn về công nghệ sinh học và chưa từng thực hiện nghiên cứu nào trên đối tượng là con người. Do không có chuyên môn về y học và sự hiểu biết chủ quan về đông y, ông Toàn đã không nắm được các quy định chặt chẽ về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học, dẫn đến việc không tuân thủ các quy định này. Hội đồng cũng khẳng định toàn bộ nghiên cứu này nhà trường không có hội đồng đánh giá và hỗ trợ mà được thực hiện riêng tại nhà.
Hà Ánh
>> Mỗi tiến sĩ chỉ có 0,2 bài báo khoa học quốc tế
>> Cô gái có 5 bài báo khoa học quốc tế
>> 20% học viên cao học có bài báo khoa học
>> Trải nghiệm viết bài báo khoa học
>> Bài báo khoa học bị rút khỏi tạp chí quốc tế vì đạo văn
>> Vụ bài báo khoa học bị rút khỏi tạp chí quốc tế vì đạo văn: Trách nhiệm thuộc về ai?
>> Lại thêm một bài báo khoa học sao chép
Bình luận (0)