“Trước thực tế trên, tỉnh chỉ đạo 'tổng ra soát' hệ thống trường lớp, xóa những điểm lẻ không phù hợp, sắp xếp đội ngũ giáo viên. Trên cơ sở đó tính toán lại những trường hợp dôi dư sẽ giải quyết bằng nhiều giải pháp: thừa thiếu cục bộ thì điều chuyển, chuyển phân công một số giáo viên dư sang công việc khác, giáo viên gần tới tuổi hưu không đủ chuẩn động viên nghỉ chính sách, đối với hợp đồng ngắn hạn thì cắt hợp đồng, đào tạo lại để bổ sung cho ngành học mầm non, đang thiếu hơn 400 giáo viên…”, ông Hải nói.
Riêng đối với 264 giáo viên do các địa phương hợp đồng trong năm học 2016-2017 và 2017-2018 mà chưa có sự đồng ý của lãnh đạo tỉnh thì yêu cầu các địa phương, đơn vị chấm dứt hợp đồng với toàn bộ số giáo viên này kể từ ngày 1.7.
Giữa tháng 5.2018, Sở GD-ĐT Cà Mau cùng các ngành chức năng đã báo cáo đến UBND tỉnh tình hình thiếu kinh phí mua sắm, sửa chữa trường lớp, giáo viên thừa, ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
|
Ông Đoàn Quốc Khởi, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Cà Mau, cũng thông tin so với định mức giáo viên do Bộ GD-ĐT quy định thì Cà Mau cần có gần 12.000 giáo viên. Nhưng thực tế hiện Cà Mau có hơn 13.000 giáo viên, thừa trên 1.000 giáo viên.
Ông Khởi giải thích: “Đó là con số thừa trên lý thuyết. Nhưng thực tế thì phải rà soát mới xác định được, bởi đặc điểm của Cà Mau là vùng sông nước, có rất nhiều điểm trường lẽ, ít học sinh mà phải có nhiều giáo viên”.
Cũng theo ông Khởi, do giáo viên thừa nhiều nên ngân sách cho giáo dục thời gian qua chủ yếu tập trung cho việc trả lương giáo viên. Kinh phí cho mua sắm, sửa chữa trường lớp vì vậy mà thiếu hụt khá lớn.
“Trong nhiều năm qua, tỉnh luôn bố trí ngân sách cho giáo dục năm sau cao hơn năm trước. Như năm học 2017 - 2018, ngoài nguồn do Trung ương rót, Cà Mau đã bố trí cho giáo dục thêm 221 tỉ đồng mà vẫn thiếu hụt”, ông Khởi nói.
Ông Nguyễn Tiến Hải nói: “Dự định tuần tới, tỉnh sẽ mời Bí thư và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trong tỉnh về họp, giao rõ trách nhiệm. Mỗi đơn vị phải có kế hoạch cụ thể rà soát, bố trí, sắp xếp lại hợp lý trường lớp, tinh gọn bộ máy, lao động, giáo viên. Tỉnh sẽ tổ chức kiểm tra nơi nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng kế hoạch, còn tình trạng bộ máy cồng kềnh, không hiệu quả, thừa giáo viên thì người đứng đầu huyện, thành phố đó bị xử lý trách nhiệm”.
Ông Nguyễn Tiến Hải cũng khẳng định, việc thu hẹp dần các điểm trưởng nhỏ lẻ trên cơ sở được sự đồng thuận của đại đa số người dân địa phương không để học sinh nào phải nghỉ học vì trường xa.
Bình luận (0)