Năm nay, theo Ngân hàng Nhà nước kiểm soát lạm phát theo mục tiêu đề ra bình quân khoảng 4%, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý (khoảng 6,7%), bảo đảm thanh khoản của các tổ chức tín dụng, ổn định thị trường tiền tệ. Định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16 - 18%; tín dụng tăng khoảng 18%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế.
Về điều hành lãi suất, cơ quan này đánh giá trong những ngày đầu tháng 1.2017 có một vài ngân hàng tăng nhẹ lãi suất huy động khoảng 0,1 - 0,3%/năm, việc điều chỉnh lãi suất này chỉ diễn ra ở một số ngân hàng cổ phần nhỏ, không phản ánh xu hướng chung của toàn thị trường. Với việc điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, đặc biệt là nghiệp vụ thị trường mở, nhằm đảm bảo thanh khoản cho hệ thống dịp cuối năm, thị trường tiền tệ được giữ ổn định, mặt bằng lãi suất huy động và cho vay của toàn hệ thống tiếp tục ổn định.
tin liên quan
Chi lãi suất vượt trần để 'chăm sóc' khách hàngHiện mặt bằng lãi suất huy động phổ biến ở mức 0,8 - 1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,5 - 5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,4 - 6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4 - 7,2%/năm. Mặt bằng lãi suất cho vay phổ biến ở mức 6 - 7%/năm đối với các lĩnh vực ưu tiên, lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức 6,8 - 9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3 - 11%/năm đối với trung và dài hạn. Đối với nhóm khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh, minh bạch, lãi suất cho vay ngắn hạn từ 4 - 5%/năm.
Tỷ lệ nợ xấu theo thống kê tiếp tục được kiểm soát ở mức dưới 3%. Trong thời gian tới Ngân hàng Nhà nước triển khai các biện pháp phòng ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh thông qua yêu cầu các tổ chức tín dụng nâng cao chất lượng tín dụng. Trong năm 2017, vai trò của VAMC sẽ phát huy hiệu quả hơn nữa trong việc xử lý nợ xấu để bảo đảm duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn, bền vững.
Bình luận (0)