Theo một lãnh đạo của Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM, sau khi nhận được chỉ đạo của UBND TP, Viện đã giao cho các ban chuyên môn tổ chức lập đề án “Nghiên cứu giải pháp khai thác tiềm năng lợi thế về tự nhiên, cảnh quan và môi trường sông Sài Gòn phục vụ phát triển kinh tế - xã hội” nhằm rà soát hiện trạng sử dụng đất hai bên bờ sông, xác định những khu vực do nhà nước quản lý, đất của người dân đang sử dụng để lên phương án khai thác hợp lý. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng nhất là tìm được giải pháp thu hút các nguồn lực đầu tư tham gia để tạo nguồn lực thực hiện quy hoạch, khai thác được quỹ đất ven sông nhưng vẫn đảm bảo môi trường, không gian cảnh quan dọc sông.
tin liên quan
Khai thác quỹ đất ven sôngÔng Nguyễn Hoài Nam cho rằng hiện chỉ những con sông lớn mới có giá trị cảnh quan và khai thác về mặt kinh tế, đó là các con sông ở Q.7, sông Sài Gòn đoạn qua bán đảo Thanh Đa (Q.Bình Thạnh), Q.9, Thủ Đức hay sông Bến Nghé, Tàu Hủ... Thậm chí kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè.
“Vấn đề là các nhà đầu tư, người dân có hưởng ứng không. Thiết kế lại đô thị phải xác định lấy bờ sông làm cảnh quan hay kinh tế hoặc kết hợp cả hai. Khi đã xác định được rồi cần có cơ chế ưu đãi, hỗ trợ cho phép các nhà đầu tư thực hiện. Rút kinh nghiệm kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè đã làm rồi mà không khai thác hiệu quả”, ông Nam nhận xét và nói thêm sắp tới khi hình thành các khu đô thị ven sông phải tạo được sự kết nối, có cái nhìn tổng thể chứ không thể cắt khúc ra làm.
KTS Ngô Viết Nam Sơn cũng đánh giá việc rà soát, chỉnh trang và khai thác tiềm năng từ các con sông mang lại là cần thiết. Nhất là việc cải tạo kênh rạch trong nội đô. Nó không chỉ cải tạo hệ thống thoát nước, giảm ngập lụt mà còn giúp tạo ra không gian xanh, cảnh quan, tạo nên các luồng gió mát đối lưu thổi sâu vào để làm mát cho đô thị. Tiềm năng khai thác quỹ đất ven các con sông của TP là rất lớn nhưng với nguồn lực hiện nay TP không thể đứng ra làm hết mà có thể kêu gọi xã hội hóa để thu hút nguồn vốn. Khi đó, TP có thể xây dựng các tuyến đường ven kênh rạch để tổ chức thành các phố đi bộ hoặc dịch vụ thương mại sầm uất như cách làm của các nước, mà gần chúng ta nhất là Singapore. Không chỉ giúp tạo cảnh quan, thay đổi bộ mặt đô thị, nó còn góp phần tăng thu cho ngân sách thông qua hoạt động du lịch, thương mại.
Bình luận (0)