Khám phá vai trò của hồ Dầu Tiếng

Đỗ Trường
Đỗ Trường
14/12/2024 07:51 GMT+7

Hồ Dầu Tiếng, công trình an ninh quốc gia quan trọng, được thiết kế nhằm phục vụ đa mục tiêu, hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trong khu vực...

Ngày 13.12, theo Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi miền Nam, hồ Dầu Tiếng được thiết kế xây dựng và đưa vào sử dụng từ năm 1985. Hồ nằm ở khu vực ranh giới giữa Bình Dương, Bình PhướcTây Ninh.

Khám phá vai trò của hồ Dầu Tiếng- Ảnh 1.

Hồ Dầu Tiếng chứa 1,58 tỉ mét khối nước ngọt, cung cấp cho nhiều tỉnh, thành

ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG

Hồ Dầu Tiếng có diện tích trên 270 km2, chứa 1,58 tỉ m3 nước ngọt, được thiết kế phục vụ đa mục tiêu như phục vụ sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp và phòng, giảm lũ; cải thiện môi trường; chống xâm ngập mặn cho vùng hạ du sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông thuộc các tỉnh Bình Dương, Tây Ninh, Long An và TP.HCM.

Khám phá vai trò của hồ Dầu Tiếng- Ảnh 2.

Hồ được thiết kế phục vụ đa mục tiêu

ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, hồ Dầu Tiếng được đưa vào danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

Hồ có phạm vi hành lang bảo vệ, gồm đập chính (phía thượng lưu và hạ lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ chân đập trở ra); đập tràn (phạm vi bảo vệ phía thượng lưu là 300 m, tính từ tường cánh về phía lòng hồ; phạm vi bảo vệ phía hạ lưu là 300 m, tính từ tường cánh tràn xả lũ, 50 m tính từ vai tràn trở ra mỗi bên); đập phụ (phía thượng lưu, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ chân đập thượng lưu về phía lòng hồ; phía hạ lưu, đo theo khoảng cách thực tế từ chân đập hạ lưu đến hết mép đường nhựa ĐT781 -Tây Ninh)…

Khám phá vai trò của hồ Dầu Tiếng- Ảnh 3.

Cửa xả nước chính của hồ Dầu Tiếng

ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG

Cống lấy nước số 1, 2, 3: phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ điểm ngoài cùng của tường hướng dòng trở ra vào phía lòng hồ; hạ lưu cống, phạm vi bảo vệ là 300 m tính từ điểm cuối của tường cánh trở ra; chiều rộng khu vực bảo vệ cách chân mái ngoài kênh chính ra mỗi bên là 5 m.

Khám phá vai trò của hồ Dầu Tiếng- Ảnh 4.

Phạm vi và vùng phụ cận của hồ có diện tích trên 270 ki lô mét vuông

ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG

Phạm vi bảo vệ diện tích phần lòng hồ là 270 km2, ứng với mực nước dâng bình thường là +24,4 m trở xuống phía lòng hồ.

Đối với phạm vi hành lang bảo vệ của các công trình đầu mối (đập chính, đập tràn, đập phụ, tuyến đường ống tuynen, cống lấy nước và kênh dẫn) thực hiện quy định pháp luật về bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Khám phá vai trò của hồ Dầu Tiếng- Ảnh 5.

Từ lòng hồ phía Bình Dương có thể nhìn thấy núi Bà Đen (Tây Ninh)

ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG

Đối với phạm vi của lòng hồ và vùng phụ cận hồ chứa nước tiếp tục thực hiện các hoạt động đa mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật về thủy lợi và các quy định pháp luật khác có liên quan.

Tăng cường bảo vệ và phòng ngừa hành vi xâm phạm tại hồ Dầu Tiếng

Thủ tướng Chính phủ đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp các bộ, ngành, địa phương liên quan xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ; đề xuất và thực hiện các biện pháp bảo vệ, tổ chức phòng ngừa, đấu tranh với các hành vi xâm phạm an ninh, an toàn của công trình.

Triển khai lực lượng, phương tiện bảo đảm an ninh, an toàn cho công trình trong quá trình quản lý, khai thác; tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin, thống nhất cấp giấy phép và kiểm tra việc thực hiện giấy phép hoạt động trong phạm vi bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo quy định.

Khám phá vai trò của hồ Dầu Tiếng- Ảnh 6.

Đánh bắt cá trên lòng hồ Dầu Tiếng

ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG

Thủ tướng yêu cầu Bộ NN-PTNT; UBND các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh… phối hợp với các bộ, ngành, địa phương liên quan cấp giấy phép theo đúng quy định của pháp luật về thủy lợi, bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, tài nguyên nước, môi trường.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.