* Quảng Nam: Xã đảo Tam Hải tan hoang vì bão
* Kon Tum: Nhiều tuyến giao thông bị sạt lở, ách tắc
Thống kê đến tối 5.11, bão số 12 đã khiến toàn tỉnh Khánh Hòa có 27 người chết, trên 10.000 căn nhà bị sập và hư hỏng; 44.320 lồng bè bị trôi hoàn toàn... Tổng thiệt hại ước tính trên 7.000 tỉ đồng.
Chiều 5.11, ông Lê Đức Vinh, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa đã ký tờ trình trình Thủ tướng Chính phủ xin hỗ trợ kinh phí khắc phục khẩn cấp thiệt hại do bão số 12 gây ra trên địa bàn tỉnh.
* 29 người chết, hàng chục thuyền viên mất tích Từ Quảng Trị đến Bình Thuận và khu vực Tây nguyên, mưa to cùng tác động của thủy điện xả nước làm ngập sâu nhiều khu dân cư, ách tắc giao thông nhiều tuyến quốc lộ, tỉnh lộ.
Theo UBND tỉnh, bão số 12 đã gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản trên địa bàn.
Đến tối 5.11, toàn tỉnh Khánh Hòa có 27 người chết, 5 người mất tích, 89 người bị thương; trên 10.000 căn nhà bị sập và hư hỏng; 3.826 ha diện tích lúa bị ngập và 6.258 ha diện tích hoa màu các loại bị ngập, hư hại; 44.320 lồng bè bị trôi hoàn toàn; nhiều công trình thủy lợi, giao thông, điện, thông tin liên lạc, trường học, trạm y tế, trụ sở cơ quan, cơ sở sản xuất và cơ sở hạ tầng kỹ thuật hư hỏng nặng nề... Tổng thiệt hại ước tính trên 7.000 tỉ đồng.
Lực lượng quân đội khắc phục hậu quả sau bão tại Nha Trang Ảnh: Nguyễn Chung
Để kịp thời khắc phục hậu quả, UBND tỉnh đã chỉ đạo chính quyền các địa phương và các sở, ban, ngành khẩn trương tổ chức khắc phục. Tuy nhiên, do nguồn lực của tỉnh còn khó khăn, UBND tỉnh đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và các Bộ, ngành Trung ương quan tâm hỗ trợ khẩn cấp: 25.000 tấn gạo, 200.000 viên sát khuẩn Aquatabs và 5.000 kg Cloramin B để khử khuẩn, làm sạch nước; 30.000 lít chất sát trùng Hanlodine 10% để khử trùng tiêu độc ở môi trường chăn nuôi, khu vực buôn bán gia súc gia cầm; 50.000 lít hóa chất Chlorine để xử lý mầm bệnh và phòng bệnh các vùng nuôi trồng thủy sản; 15.000 liều vắc-xin tai xanh.
Về hỗ trợ kinh phí, UBND tỉnh đề nghị Trung ương hỗ trợ 2.855 tỉ đồng, trong đó: kinh phí khôi phục sản xuất nông nghiệp là 255 tỉ đồng; khắc phục, sửa chữa các công trình giao thông, thủy lợi, công trình sạt lở bảo vệ bờ là 1.600 tỉ đồng; kinh phí sửa chữa hư hỏng: công trình y tế, trường học, các trụ sở cơ quan, các công trình hạ tầng kỹ thuật... là 1.000 tỉ đồng .
Cây xanh bật gốc trong khuôn viên UBND tỉnh Khánh Hòa Ảnh: Nguyễn Chung
Với số lượng nhà của người dân bị sập và hư hỏng lớn, hệ thống đường giao thông hư hỏng, dự kiến cần khối lượng vật tư để sửa chữa, xây dựng lại là: 40.000 tấn xi măng, 10 triệu viên gạch xây, 20 triệu viên gói lợp, 10 triệu m2 tôn.
Để kịp thời khắc phục nhà ở và giao thông đi lại cho nhân dân, tỉnh cũng đề nghị Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể, và các tổ chức xã hội kêu gọi các nhà hảo tâm, doanh nghiệp chung tay giúp sức cùng với tỉnh để khắc phục kịp thời các thiệt hại do bão gây ra cho tỉnh.
Sau bão số 12, nhiều địa phương tại Khánh Hòa vẫn còn ngổn ngang.
Nhiều tuyến đường tại TX.Ninh Hòa (Khánh Hòa) vẫn còn ngổn ngang sau bão Ảnh: Nguyễn Chung
Chiều 5.11, PV Thanh Niên có mặt tại TX.Ninh Hòa, đây là nơi có 13 người tử vong trong trận bão, nhiều nhất trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa. Dọc các tuyến đường, đâu đâu cũng thấy nhà dân bị hư hỏng, tốc mái, nhiều căn nhà đổ sập chỉ còn trơ đống gạch đá.
Ông Trần Văn Minh, Chủ tịch UBND TX.Ninh Hòa, cho biết: “Đến tối 5.11, toàn thị xã vẫn chưa có điện. Hiện, ngành điện cũng đang tập trung nhân lực, vật lực để khắc phục thiệt hại, sớm khôi phục cung ứng điện cho người dân. Tuy nhiên, hệ thống trụ điện bị gãy đổ quá nhiều nên cũng gặp khó khăn”.
Trường học trên địa bàn TP.Nha Trang hư hỏng sau bão Ảnh: Nguyễn Chung
Mưa bão cũng khiến nhiều trường học trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa bị tốc mái, sập tường rào. Lãnh đạo Sở GD-ĐT Khánh Hòa cho biết Sở đã đề nghị các phòng GD-ĐT 4 địa phương là TP.Nha Trang, TX.Ninh Hòa, H.Vạn Ninh và H.Khánh Vĩnh cho học sinh nghỉ học vào ngày thứ 2 (6.11) và thứ 3 (7.11).
Do ảnh hưởng sau cơn bão số 12, nhiều đoạn đường trên tuyến Nha Trang - Đà Lạt đã bị sạt lở. Theo lãnh đạo Sở GTVT tỉnh Khánh Hòa, hiện trên tuyến có 7 vị trí sạt lở từ Km53+900 - Km61+500. Khối lượng đất đá, cây gỗ lớn tràn xuống mặt đường khiến giao thông tê liệt. Dự kiến phải mất từ 3 - 5 ngày mới có thể khắc phục xong.
TP.Nha Trang (Khánh Hòa) gánh chịu nhiều thiệt hại sau khi bão số 12 quét qua.
Quảng Nam: Xã đảo Tam Hải tan hoang vì mưa bão
Một cơ lốc xoáy lớn đã làm thiệt hại 86 ngôi nhà, trong đó có 2 ngôi nhà bị sập hoàn toàn và 84 nhà bị tốc mái và làm 9 người bị thương tại xã đảo Tam Hải (H.Núi Thành, Quảng Nam).
Có mặt tại xã đảo Tam Hải vào chiều 5.11, chúng tôi không khỏi nhói lòng khi chứng kiến gần 100 ngôi nhà bị lốc xoáy tàn phá, hoang tàn, đổ nát. Nhiều đồ đạc nằm xáo trộn với gạch đá rải rác khắp nơi.
Xã đảo Tam Hải là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất do bão và lốc xoáy Ảnh: Mạnh Cường
Người dân thất thần khi chứng kiến cảnh nhà mình bị sập đổ do mưa bão ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Ngôi nhà của anh Bùi Văn Nhân (ở thôn Bình Trung), bị lốc xoáy làm sập hoàn toàn khiến 3 cha con anh Nhân bị thương nặng hiện đang được điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam.
Xã đảo Tam Hải có 84 ngôi nhà bị tốc mái, trong đó có 18 ngôi nhà tốc mái hoàn toàn ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Chị Huỳnh Thị Thi (em gái ruột anh Nhân), cho biết chị đang ở nhà thì hay tin nhà anh trai bị lốc xoáy đánh sập. Khi chạy qua thì thấy anh Nhân đang nằm dưới đống gạch đổ nát. Ngay sau đó, người dân cùng cơ quan chức năng đã đưa anh cùng hai người con qua phà sang sông đi cấp cứu tại bệnh viện.
“Nhà sụp đổ đột ngột khiến ba cha con anh trai tôi bị thương rất nặng, hiện anh tôi đã qua cơn nguy kịch”, chị Thi cho biết.
Cảnh hoang tàn, đổ nát tại xã đảo Tam Hải do mưa lũ ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Chị Trương Thị Hoa, vẫn chưa hết bàng hoàng kể lại, chiều 4.11, mọi thứ diễn ra rất nhanh, cơn lốc xoáy chỉ đổ bộ vào khoảng 2 phút nhưng đã khiến mọi thứ phải đổ sập.
“Tôi nghe một cơn gió quật mạnh, mái tôn nhà bị thổi bay đi. Khi chưa định hình chuyện gì đang xảy ra thì nghe tiếng hàng xóm khóc toáng lên và cảnh tượng hiện ra trước mắt tôi là toàn ngôi nhà bị sập đổ”, chị Mai nói.
Lốc xoáy khiến 2 ngôi nhà dân bị sập hoàn toàn ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Cũng theo chị Hoa, xã đảo Tam Hải là một xã nghèo của H.Núi Thành, để xây dựng được một ngôi nhà cấp 4 thì đối với người dân nơi đây phải tích góp hàng chục năm trời. Người dân sống chủ yếu phụ thuộc vào nghề biển nên có bữa no bữa đói. Đùng một cái, cơn lốc xoáy đã cướp đi cả gia tài duy nhất là căn nhà cấp 4 của họ.
Nhiều đồ đạc trong nhà nằm tan hoang ẢNH: MẠNH CƯỜNG
Ông Nguyễn Tấn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã đảo Tam Hải, cho biết theo thống kê thì trên địa bàn xã có 86 ngôi nhà bị thiệt hại. Trong đó, có hai ngôi nhà bị sập hoàn toàn, 18 ngôi nhà bị tốc mái hoàn toàn và có 6 người bị thương.
Hiện xã cũng đã hỗ trợ ban đầu 1 triệu đồng/nạn nhân. Sau khi sự việc xảy ra, địa phương đã cử lực lượng đến hiện trường hỗ trợ đưa người dân di chuyển đến nơi an toàn.
Mưa lũ bão số 12 đang đe doạ, uy hiếp an toàn nhiều hồ đập ở khu vực các tỉnh Trung bộ và Tây Nguyên, chính quyền các địa phương cần lên kịch bản cho tình huống xấu nhất để chủ động di dân.
“Hiện chúng tôi đã báo sự việc lên cấp trên để có hướng trợ giúp đỡ các gia đình có nhà bị thiệt hại do lốc xoáy”, ông Hùng nói thêm.
Kon Tum: Nhiều tuyến giao thông bị sạt lở, ách tắc
Mưa lớn từ cơn bão số 12 khiến nhiều tuyến giao thông trên địa bàn tỉnh Kon Tum bị sạt lở và ách tắc nhiều tuyến giao thông.
Điểm đứt đường, ách tắc giao thông đường Trường Sơn Đông Ảnh: Phạm Anh
Theo UBND H.Đăk Glei, tuyến tỉnh lộ 673 đi các xã Đăk Choong, Mường Hoong, Ngọc Linh của huyện này có 10 điểm sạt lở với hàng trăm m3 đất đá tràn xuống mặt đường và đến cuối giờ chiều 5.11, gây tắc đường tại 2 vị trí Km16+300 và Km 29+600.
Còn tỉnh lộ 676 đi các xã Đăk Nên, Đăk Ring của H. Kon Plông (Kon Tum) có 45 điểm sạt lở lớn nhỏ với khối lượng hàng nghìn m3 đất đá tràn lấp đường; xuất hiện nhiều điểm sạt lở ta luy âm khoét sâu sát nền đường nhựa gây nguy cơ đứt đường và nguy hiểm. Theo đó, ta luy âm ở km 27+200 lở dài 20 m; Km 28+420 lở dài 40m; Km31+410 lở 15 m, Km31+900 lở dài 30 m làm tắc đường và nguy cơ đứt ngang đường.
Núi lở tràn lấp mặt đường tỉnh lộ 676 Ảnh: Phạm Anh
Ông Nguyễn Quảng, Giám đốc Công ty cổ phần Quản lý và xây dựng đường bộ Kon Tum, cho biết đường Trường Sơn Đông có 25 điểm sạt lở thì có 5 điểm gây ách tắc đường chia cắt xã Ngọc Tem với trung tâm H.Kon Plông. Nặng nhất là tại Km 202+150, sạt cả ta luy âm và ta luy dương có nguy cơ đứt đường, do đoạn này đã đứt 1/2 mặt đường.
Cả ngày trên tuyến Trường Sơn Đông, chúng tôi thấy mưa và sương mù dày đặc. Khi vào hiện trường rồi trở ra thì nhiều điểm sạt lở tiếp diễn, phải đến khoảng 14 giờ 30 phút cùng ngày, khi các đơn vị san ủi lớp đất đá chúng tôi mới ra đến huyện lỵ Kon Plông.
Theo ông Quảng, đơn vị huy động 3 máy xúc, máy đào và nhiều nhân công khắc phục đường. Hôm nay (6.11), đơn vị này điều thêm phương tiện từ TP.Kon Tum lên hiện trường, đổi ca làm việc 24/24 để thông tuyến đường.
Xe cơ giới san ủi đường khắc phục sạt lở đường Trường Sơn Đông Ảnh: Phạm Anh
Ông Lê Minh Tuân, Chi cục trưởng Chi cục 3.4 (Cục đường bộ 3, Tổng Cục Đường bộ VN), cho biết trên quốc lộ 14, đoạn đèo Lò Xo đi qua xã Đăk Man, H.Đăk Glei bị sạt lở làm ách tắc giao thông vào 4.11 và đã được thông sáng 5.11. Tuy nhiên, các phương tiện vẫn không thể lưu thông, do phía tỉnh Quảng Nam có nhiều điểm sạt lở, nước ngập không thể đi lại.
Trạm CSGT Ngọc Hồi, Phòng cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Kon Tum đã chốt chặn đầu đèo Lò Xo để cảnh báo không cho các loại xe đi vào khu vực sạt lở.
Cảnh báo nguy hiểm trên một số tuyến đường Ảnh: Phạm Anh
Ngoài ra, QL24 nối tỉnh Quảng Ngãi với tỉnh Kon Tum cũng có sạt lở đường tại các điểm: tại Km 74+00; Km 90+350; Km 104+030 và nhất là Km 90+470, sạt lở ta luy dương, đất đá tràn lấp rãnh 1/2 mặt đường (dài khoảng 40 m), làm hư hỏng 20 m rãnh.
Bão 'con voi' - bão số 12 (bão Damsey) tràn qua Lâm Đồng trong ngày 4.11 đã gây thiệt hại nặng nề về tính mạng và tài sản của người dân, nhiều khu dân cư bị chia cắt, cô lập.
Tin từ Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Kon Tum cho biết trên địa bàn tỉnh đã có 1 người tử vong đó là bé Y Nga 10 tuổi, ở làng Bê Rê, xã Đăk Choong, H.Đăk Glei. Chiều 4.11, bé Nga đang chăn bò thì sạt lở núi vùi lấp.
Bình luận (0)