Trong tháng 7 tới, 3 nước Đức, Pháp và Tây Ban Nha sẽ đưa tàu chiến đến Nhật Bản để cùng tập trận hải quân chung. Trong tháng 8, Ý sẽ cử tàu sân bay Cavour tới cập cảng Nhật Bản. Để tránh Trung Quốc bực bội, tàu sân bay Cavour không đi vào eo biển Đài Loan, nhưng sẽ đi qua khu vực Biển Đông. Cách đây không lâu, Ý đã thỏa thuận với Nhật và Anh hợp tác nghiên cứu chế tạo thế hệ máy bay tiêm kích mới.
Song trùng lợi ích giữa các bên thúc đẩy hợp tác này và đảm bảo cho hợp tác ngày càng thêm bền chặt. Tokyo ngày càng thêm coi trọng việc gây dựng và tăng cường quan hệ chính trị, hợp tác quân sự, quốc phòng và an ninh chứ không chỉ có về kinh tế và thương mại với các thành viên EU và NATO ở châu Âu để mở rộng vai trò chính trị an ninh thế giới. Những động thái này của Nhật nhằm đối phó Nga, Trung Quốc và CHDCND Triều Tiên.
Từ sau khi bà Giorgia Meloni làm Thủ tướng Ý, nước này đã điều chỉnh chính sách đối với Trung Quốc và ngừng tham gia sáng kiến Vành đai - Con đường của Bắc Kinh.
Rome chủ ý kiến tạo "Trục quan hệ Ý - Nhật" để đề cao vai trò của Ý ở châu Âu, trong EU và NATO, nhằm đối phó Nga và Trung Quốc cũng như để vươn tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (Indo-Pacific). Đối với bà Meloni, Tokyo là đối tác lý tưởng ở Indo-Pacific để Rome đạt được những lợi ích và mục đích trên. Lợi ích song trùng kéo đối tác xa lại gần nhau.
Triều Tiên lại phóng tên lửa đạn đạo
Bình luận (0)