Khi người ta trẻ: Dựa dẫm

09/01/2016 08:07 GMT+7

Vừa tốt nghiệp đại học, tôi được nhận vào làm ở cơ quan mà bác tôi làm thủ trưởng. Vì là cháu sếp nên mọi người đều tỏ thái độ nhún nhường khi gặp tôi.

Vừa tốt nghiệp đại học, tôi được nhận vào làm ở cơ quan mà bác tôi làm thủ trưởng. Vì là cháu sếp nên mọi người đều tỏ thái độ nhún nhường khi gặp tôi.

Minh họa: Văn NguyễnMinh họa: Văn Nguyễn
Bởi thế, công việc của tôi khá nhẹ nhàng, chẳng ai dám bắt bẻ, chèn ép mặc dù tôi mới đi làm, chưa có kinh nghiệm. Thậm chí, họ sẵn sàng làm thay tôi những việc khó để lấy lòng sếp. Bác nhận ra điều đó nên nhiều lần nhắc nhở tôi cần học hỏi đồng nghiệp để nâng cao chuyên môn, vững vàng hơn trong công việc. Nhưng tôi bỏ ngoài tai những lời khuyên vì nghĩ cần gì phải vất vả khi có người khác làm giúp.
Tôi đi làm được 4 năm thì bác tôi đến tuổi về hưu. Từ đây, tôi bắt đầu gặp khó khăn, những người thường giúp đỡ ngày trước dần dần lảng tránh. Tôi bối rối vì không có sự trợ giúp của họ, tôi không thể nào hoàn thành việc được giao. Vốn quen thói ỷ lại, tự do giờ giấc nên tôi thường xuyên bị khiển trách trong các cuộc họp cơ quan. Từ một người luôn được tán thưởng, tôi trở thành đối tượng cần kiểm tra lại năng lực làm việc. Tôi phải mò mẫm mọi thứ lại từ đầu như một sinh viên mới ra trường.
Nghĩ lại, tôi thấy thật hối hận vì đã bỏ phí một khoảng thời gian dài. Giá như tôi chịu học hỏi, làm việc nghiêm túc ngay từ đầu thì đâu đến nỗi. Tôi nhận ra một điều, tự đứng trên đôi chân của mình sẽ vững chãi hơn là dựa dẫm vào người khác dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nếu bạn đang nhận được sự ưu ái nào đó thì đừng ỷ lại bởi điều đó không phải là mãi mãi. Ta chỉ khẳng định được vị trí của bản thân bằng chính năng lực thực sự chứ không phải bằng cách “núp bóng” người khác.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.