Kể từ khi có hiệu lực vào ngày 1.7 đến nay, luật An ninh quốc gia mới (NSL) của Trung Quốc dành cho Hồng Kông vẫn đang gây nhiều bất bình trong dư luận đặc khu này.
Áp dụng cho cả công dân nước ngoài
Trong đó, điều 38 của NSL nêu, luật này được áp dụng cho cả những người không phải là công dân Hồng Kông, thậm chí không phải thường trú nhân, và hành vi diễn ra bên ngoài đặc khu.
Mỹ để ngỏ việc cấm vận quan chức Trung QuốcPhát ngôn viên Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ John Ullyot hôm qua cho hay Tổng thống Donald Trump vẫn chưa loại trừ khả năng cấm vận đối với các quan chức hàng đầu Trung Quốc. Tuyên bố này được đưa ra nhằm bác bỏ thông tin được Bloomberg đăng tải rằng ông Trump tạm thời không muốn áp đặt các lệnh cấm vận bổ sung nhằm vào các quan chức chính quyền trung ương và đặc khu.
Sau khi Bắc Kinh thông qua NSL, ông Trump ký vào đạo luật cho phép trừng phạt nhiều quan chức và các cơ quan tài chính tham gia vào việc thực thi luật An ninh quốc gia dành cho Hồng Kông. Vẫn chưa có danh sách các quan chức bị cấm vận, nhưng trong số những cái tên được đề xuất có đặc khu trưởng Hồng Kông Lâm Trịnh Nguyệt Nga, theo Reuters dẫn nguồn thạo tin.
H.G
|
Tương tự, chuyên gia Alvin Y.H.Cheung, đang nghiên cứu về luật quốc tế tại Đại học New York (Mỹ) - đồng thời là giảng viên luật ở Đại học Baptist Hồng Kông (HKBU), đánh giá: “Với phạm vi điều chỉnh được đưa ra ở NSL thì luật này áp dụng cho bất kỳ ai, đang ở bất cứ nơi nào trên thế giới”.
“NSL rõ ràng đang vi phạm Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị mà Trung Quốc đã ký nhưng không thông qua. Công ước này vốn có giá trị ở Hồng Kông kể cả sau năm 1997”, ông Cheung trả lời Thanh Niên.
Hợp thức hóa các vụ bắt giữ tùy tiện
Nhận định với Thanh Niên, PGS Stephen Robert Nagy (Đại học Cơ Đốc giáo quốc tế - Nhật Bản, học giả tại Quỹ châu Á - Thái Bình Dương ở Canada) đặt vấn đề nếu xét theo luật trên, thì “ngay cả với giới chuyên gia nghiên cứu học thuật, nếu nghiên cứu về hệ thống chính trị hay các nhóm dân tộc của Trung Quốc, vấn đề Hồng Kông đều đứng trước nguy cơ bị Bắc Kinh xử lý dựa trên luật an ninh mới. Cụ thể, Trung Quốc có thể cho rằng những nghiên cứu đó tạo điều kiện cho lật đổ, ly khai, khủng bố…”.
Từng có thời gian giảng dạy tại Hồng Kông và đến nay vẫn còn trao đổi nghiên cứu ở Hồng Kông, PGS Nagy lo ngại luật này khiến cho giới nghiên cứu, hay người làm báo đều có thể bị Trung Quốc tùy tiện bắt giữ. Ông cũng nhận định, với NSL Trung Quốc sẽ hợp thức hóa các vụ bắt giữ tùy tiện như đã tiến hành với GS Nobu Iwatani (Đại học Hokkado, Nhật Bản).
Nhiều nước cảnh báo công dân
Đánh giá về nguy cơ công dân các nước bị Trung Quốc bắt giữ vì NSL, GS Michael C.Davis cho rằng nếu những người nước ngoài bị Trung Quốc kết tội vì hành vi mà họ không hề phạm pháp ở nước sở tại, thì khó có chuyện các nước thực thi lệnh dẫn độ theo yêu cầu của Bắc Kinh.
Tuy nhiên, thực tế thì nhiều nước mới đây đã đưa ra cảnh báo cho công dân về rủi ro trên. Thậm chí, Trung Quốc có thể lợi dụng NSL để phục vụ các mục đích chính trị quốc tế. Ngày 8.7, CNBC đưa tin chính phủ Úc đã khuyến cáo công dân nước này hạn chế đến Trung Quốc đại lục lẫn Hồng Kông vì “NSL có phạm vi điều chỉnh rất rộng, người nước ngoài có thể bị trục xuất, thậm chí bị dẫn độ về Trung Quốc đại lục để truy tố”. Bởi theo Úc, NSL quy định “vi phạm an ninh” một cách mơ hồ. Vừa qua, Mỹ và Canada cũng đưa ra cảnh báo tương tự cho công dân nước này.
Bình luận (0)