Khó giữ cảnh quan đền Kiếp Bạc

29/07/2013 09:25 GMT+7

Thảm rừng quanh di tích đền Kiếp Bạc (TX.Chí Linh, Hải Dương) đang bị xâm hại bởi người dân san đất, gạt núi xây nhà, trong khi chính quyền không 'cấm' được.

Thảm rừng quanh di tích đền Kiếp Bạc (TX.Chí Linh, Hải Dương) đang bị xâm hại bởi người dân san đất, gạt núi xây nhà, trong khi chính quyền không “cấm” được.

Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc được xếp hạng Di tích đặc biệt cấp quốc gia, với 3 vùng bảo vệ, trong đó vùng lõi gồm đền Kiếp Bạc, thung lũng Kiếp Bạc, núi Trán Rồng, núi Nam Tào, Bắc Đẩu và cánh đồng Vạn Yên. Đây là khu vực bảo vệ nghiêm ngặt, cấm xâm phạm, làm thay đổi cảnh quan.

Từ hơn 2 năm nay, khi có một con đường rộng 34 m nối từ QL37 vào sát đền Kiếp Bạc thì phong trào xây nhà đã bùng phát, phá hỏng cảnh quan khu vực này với hàng chục ngôi nhà đang xây, hầu như nhà nào cũng san đồi, gạt đất. Có hộ làm kiểu nhà vườn 2,5 tầng, có nhà 3,5 tầng.

Khuôn viên nhà ông Toàn, Chủ tịch UBND xã Hưng Đạo ngoạm vào chân núi Trán Rồng - d
Khuôn viên nhà ông Toàn, Chủ tịch UBND xã Hưng Đạo ngoạm vào chân núi Trán Rồng - Ảnh: Hải Đăng

Ngay đầu ngã ba là nhà ông Phạm Khắc Toàn, Chủ tịch UBND xã Hưng Đạo xây tầng kiên cố trên một nền đất san gạt từ núi Trán Rồng rộng vài trăm mét vuông.

Ông Toàn thừa nhận nhà mình và các nhà khác trong khu vực đều nằm trong vùng lõi của khu di tích, nhưng “người dân đã sống ở đây hàng trăm năm. Khi nhà nước quy hoạch khu vực này cũng không công bố bản đồ quy định ranh giới các vùng, cũng không có các văn bản hướng dẫn rõ ràng. Người dân chúng tôi bị lấy đất làm đường, bây giờ không có chỗ tái định cư thì đành phải hạ núi để xây nhà chứ không thì biết ở đâu".

Ông Nguyễn Đức Hóa, Chủ tịch UBND TX.Chí Linh cho biết: UBND TX đã chỉ đạo việc cấm xẻ núi, xây nhà trong khu vực bảo vệ. Tuy nhiên triển khai việc này là rất khó.

Theo một số chuyên gia bảo tồn, chính quyền địa phương nên đưa ra các quy định, các mẫu kiến trúc và yêu cầu người dân thực hiện như không cho phép xây nhà cao quá 2,5 tầng, có san gạt đồi thì phải trồng lại cây xanh, thảm cỏ. Đặc biệt, cần quản lý chặt việc mua bán đất để xây thêm nhà kiên cố để tránh việc khu vực này sẽ trở thành một dãy phố trong một tương lai gần.

Hải Đăng

>> Khai quật Khu di tích Gò Tháp
>> Chấn chỉnh cảnh quan trước di tích quốc gia
>> Dựng phim 3D về khu di tích nhà lao Hội An
>> Đề nghị công nhận lăng mộ danh thần Tây Sơn là di tích quốc gia
>> Công nhận di tích lịch sử ở Huế
>> Đề nghị công nhận lăng mộ cụ Trương Công Hy là di tích quốc gia
>> Tiếp tục khai quật di tích thành Hoàng Đế
>> Tu bổ 11 di tích ở Hội An
>> Bát nháo trước di tích quốc gia

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.