Khó khăn thi hành án liên quan tín dụng ngân hàng

09/12/2017 15:00 GMT+7

Cục thi hành án dân sự (THADS) tỉnh Đồng Nai thừa nhận hiện đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình giải quyết tài sản thế chấp liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng.

Sáng ngày 8.12, kỳ họp thứ 5, HĐND tỉnh Đồng Nai khóa IX đã diễn ra phiên chất vấn. Nhiều vấn đề nóng đã được các đại biểu (ĐB) gửi đến lãnh đạo các sở ngành, như việc giải quyết tài sản thế chấp liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng.
Tài sản thấp cho vay cao
ĐB Lê Thị Ngọc Loan (Chủ tịch Hội LHPN VN tỉnh Đồng Nai) đặt câu hỏi: “Qua giám sát công tác THADS cho thấy, hiện nay có những vụ việc giải quyết tài sản thế chấp liên quan đến hoạt động tín dụng ngân hàng giá trị lớn lên đến hàng trăm tỉ đồng. Tuy nhiên, khi tổ chức bán đấu giá tài sản thì gặp nhiều khó khăn. Đề nghị Cục trưởng Cục THADS cho nguyên nhân và giải pháp để giải quyết?”. Trả lời vấn đề này, ông Phan Văn Châu, Cục trưởng Cục THADS tỉnh Đồng Nai thừa nhận, ngoài những khó khăn chung của công tác thi hành án thì các vụ việc liên quan đến hoạt động tín dụng, ngân hàng, thu ngân sách nhà nước… còn gặp nhiều khó khăn. “Cụ thể, rất khó bán được tài sản do không rõ địa chỉ của doanh nghiêp; công ty không còn hoạt động; tài sản không có người mua…
Khó khăn thi hành án liên quan tín dụng ngân hàng1
Nông dân trong chuỗi liên kết với Công ty TNHH Ca cao Trọng Đức đang chăm sóc ca cao Ảnh: Lê Lâm
Ngoài ra, một số ngân hàng khi thẩm định tài sản để cho vay thường cao hơn nhiều so với giá trị thực tế, vì vậy khi cơ quan thi hành án tiến hành xử lý tài sản thì tiền thu về không đủ so với số đã cho vay gây thiệt hại đến quyền lợi ngân hàng”, ông Châu phát biểu.
Cũng tại buổi chất vấn, một số ĐB còn nêu lên những bất cập liên quan đến biên chế viên chức ngành giáo dục; chất lượng đào tạo nghề còn thấp; hoạt động các điểm thông tin khoa học công nghệ còn nhiều hạn chế, chậm triển khai khu thương mại dịch vụ và dân cư phục vụ khu công nghiệp H.Tân Phú…Những vấn đề đặt ra đều được lãnh đạo sở, ban ngành trả lời tại nghị trường.
Về hướng khắc phục, theo ông Châu chỉ có cách giảm giá để nhanh chóng bán được tài sản phát mãi nhiều lần mà không có người mua. Đồng thời sẽ bố trí chấp hành viên có kinh nghiệm thi hành các vụ việc có liên quan đến tín dụng, ngân hàng để xử lý nhanh và đúng pháp luật. Tăng cường phối hợp với cơ quan TN-MT; các ban ngành, chính quyền địa phương xử lý các trường hợp còn vướng về giấy chứng nhận quyền sở hữu; có sự chênh lệch về mốc giới, về diện tích... để xử lý nhanh tài sản. Phối hợp với Ngân hàng nhà nước chi nhánh Đồng Nai tiếp tục tập hợp những khó khăn vướng mắc đề xuất các cơ quan có thẩm quyền có cơ chế thích hợp để giải quyết các vụ việc có liên quan đến tín dụng, ngân hàng sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
DN ít đầu tư vào cách đồng mẫu lớn
Trả lời câu hỏi của ĐB Hồ Thị Thanh Trúc (Tổ ĐB H.Định Quán) về tình hình triển khai và kết quả hoạt động của các chuỗi liên kết trồng trọt (dự án cánh đồng lớn), ông Huỳnh Thành Vinh, Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết qua 3 năm triển khai đến nay trên địa bàn có 31 DN, HTX được chấp thuận xây dựng 12 dự án trồng điều, ca cao, cà phê, hồ tiêu, mía, sầu riêng, chôm chôm…với diện tích 10.442 ha. Ông Vinh đánh giá: “Kết quả bước đầu thu được từ các dự án chuỗi liên kêt sản xuất cho thấy hiệu quả khả quan. Nông dân có chổ tiêu thụ sản phẩm có tính bền vững, mang lại ổn định trong sản xuất. Phía công ty thì chủ động được nguồn nguyên liệu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh. Tiểu biểu như chuỗi liên kết đối với cây ca cao của Công ty TNHH Ca cao Trọng Đức; cây mía của Nhà máy đường Biên Hòa, Trị An; cây lúa và bắp của HTX Xuân Tiến…”. Tuy nhiên, theo ông Vinh, khó khăn hiện nay là việc vận động DN đầu tư vào cánh đồng lớn do đầu tư vào nông nghiệp còn nhiều rủi ro; DN phải bao tiêu sản phẩm…

tin liên quan

Bàn chuyện dân sinh cuối năm
HĐND các tỉnh, thành khu vực miền Trung đang họp phiên cuối năm, trong đó bàn nhiều chuyện nóng bỏng về dân sinh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.