Năm 1993, do gia đình gặp khó khăn nên bố cho Nguyệt ra Hải Dương ở với ông bà nội. Khi Nguyệt gần đến tuổi đi học, ông nội làm khai sinh cho Nguyệt với tên Nguyễn Thị Nguyệt Tú, sinh năm 1991 tại Phả Lại, Chí Linh, Hải Dương. Bắt đầu từ đây, tên Tú, sinh năm 1991 trong giấy khai sinh gắn liền với quá trình học tập của Nguyệt.
|
Khi về Đồng Nai, bố cô không biết đã có giấy khai sinh, nên ngày 4.5.1995 tiếp tục đăng ký khai sinh cho con với tên Nguyễn Thị Ánh Nguyệt (sinh năm 1992 tại xã Phủ Lý, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai). Từ giấy khai sinh này, năm 2007 Nguyệt làm giấy CMND tại Đồng Nai với tên Nguyễn Thị Ánh Nguyệt và hồ sơ thi ĐH 3 năm liền đều lấy tên này. Khi đậu ĐH, Nguyệt đến Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM làm thủ tục nhập học thì không được chấp nhận vì học bạ, bằng cấp học phổ thông trước đó đều mang tên Nguyễn Thị Nguyệt Tú, khác với giấy tờ khi đi thi ĐH, CMND, hộ khẩu. Năm nay, cán bộ phòng đào tạo cho Nguyệt 15 ngày để thống nhất tên và năm sinh trong giấy tờ. Nguyệt tìm đến Báo Thanh Niên.
Qua tìm hiểu, mặc dù năm 2011 UBND xã Phủ Lý đã xác nhận: “Xác minh cô Nguyễn Thị Nguyệt Tú sinh năm 1991 và Nguyễn Thị Ánh Nguyệt sinh năm 1992 hai tên nhưng thực chất của một người” và biên bản xác minh “V/v Thẩm tra xác minh một người có hai giấy khai sinh” của chính quyền xã Phủ Lý tiếp tục xác định cô Nguyễn Thị Ánh Nguyệt SN 1992 và Nguyễn Thị Nguyệt Tú SN 1991 là một người, nhưng theo trình bày, mấy năm qua cô và gia đình vẫn không điều chỉnh được giấy tờ. “Năm nào ba mẹ em cũng đi làm giấy tờ cho em nhưng không làm được, vì các cơ quan cứ chỉ đi lòng vòng”, Nguyệt cho biết.
PV Thanh Niên đã liên hệ và chuyển hồ sơ cho ông Hoàng Kim Chiến, Phó vụ trưởng, Phó trưởng Cơ quan đại diện của Bộ Tư pháp tại TP.HCM. Ngày 4.9, trao đổi với PV, ông Chiến cho biết: “Chúng tôi đã báo cáo với lãnh đạo Vụ Hành chính tư pháp, và đã có cuộc trao đổi với lãnh đạo Cơ quan đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM về trường hợp của em Nguyễn Thị Ánh Nguyệt. Được biết, bằng tốt nghiệp THPT mang tên Nguyễn Thị Nguyệt Tú do ngành giáo dục cấp, văn bằng này chỉ cấp 1 lần, phải cải chính giấy tờ cho thống nhất tên họ và năm sinh. Tuy nhiên, cần có thời gian để thực hiện các thủ tục này. Để đảm bảo quyền lợi cho em Nguyệt, chúng tôi đã đề nghị đại diện Bộ GD-ĐT tại TP.HCM có ý kiến với Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM và đơn vị chức năng thuộc Bộ, có thể nhận em Nguyệt vào học và bổ túc hồ sơ hoàn chỉnh sau, nhằm bảo đảm quyền lợi cho em”. Đồng thời, ông Chiến cho biết sẽ thực hiện các bước tư vấn cụ thể để Nguyệt sớm hoàn tất hồ sơ theo quy định của pháp luật. Được biết, năm nay Nguyệt thi đỗ vào Khoa Sinh học Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM.
Theo thông tin mới nhất, lãnh đạo Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM đã tiếp nhận đơn trình bày của Nguyệt.
Thiên Long
>> Từng bước xã hội hóa giám định tư pháp
>> Không tuyển công chức là sinh viên trường ngoài công lập: Bộ Tư pháp cần kiểm tra và dừng thi hành
>> Đẩy nhanh tiến độ ban hành thông tư về tra cứu lý lịch tư pháp
>> Cải cách tư pháp còn nhiều hạn chế
>> Bắt một cán bộ Sở Tư pháp Cần Thơ
>> Xây dựng nền tư pháp trong sạch, dân chủ, nghiêm minh
>> Bộ Tư pháp “tuýt còi” 262 văn bản trong 6 tháng
>> Bộ Tư pháp "tuýt còi" văn bản của TP.HCM
>> Tiếp tục hoàn thiện đề án đổi mới cơ quan tư pháp
Bình luận (0)