Trong đại dịch Covid-19, chị Lại Thị Quỳ, 42 tuổi, ở xã Phạm Văn Hai, huyện Bình Chánh, TP.HCM đã 'vượt cửa tử' khi bản thân từng nằm phòng cấp cứu. Sau đó, chị đã phát tâm làm việc thiện nguyện, bén duyên với tiệm may 0 đồng.
Nhiều chị em phụ nữ đã thành thạo các công đoạn cơ bản để may mặc
ẢNH: SẦM ÁNH
Khoảnh khắc 'vượt cửa tử', lan tỏa những đường may tử tế – Thành phố nặng ân tình, Kỳ 15
Chị Lại Thị Quỳ cho biết, từ khi mình mở lớp dạy may 0 đồng đã hỗ trợ được rất nhiều chị em phụ nữ trong khu vực. Từ đó, lớp học ngày càng đông đúc, người này truyền miệng người kia, cứ thế càng ngày càng nhiều người biết đến tiệm may của chị.
Chị Nguyễn Thị Mỹ Lệ sau khi học may tại đây đã có thể kiếm được nguồn thu từ việc may đồ
ẢNH: SẦM ÁNH
Nhiều người đến đây học may mặc lâu năm đã có thể dạy may lại cho những chị em mới vào
ẢNH: SẦM ÁNH
Ngoài dạy may 0 đồng, chị Qùy còn tham gia công tác thiện nguyện khác như: phát cơm từ thiện, trao tặng xe lăn 0 đồng, tặng sách giáo khoa 0 đồng,...
Tiệm may luôn nhộn nhịp và đông đúc các chị em cùng nhau học may mặc
ẢNH: SẦM ÁNH
Những chiếc váy mà chị Mỹ Lệ tự may được
ẢNH: SẦM ÁNH
Và còn rất nhiều những câu chuyện, những khoảnh khắc xúc động khác sẽ lần lượt được giới thiệu trên các nền tảng của Báo Thanh Niên vào thứ 2, 6 hàng tuần về thành phố nơi tình người ấm áp, nơi những ân tình không bao giờ phai.
Mỗi câu chuyện là một mảnh ghép, tạo nên bức tranh sống động của lòng bao dung và sự kết nối, được chính các nhân vật tự kể lại theo ngôn ngữ bình dị nhưng đặc biệt, chứa đựng nhiều sức sống và bài học giá trị. Mời quý vị đón theo dõi và lan tỏa những câu chuyện thật đẹp từ “Thành phố nặng ân tình”.
Nhóm bạn trẻ vá đường xuyên đêm giữa lòng TP.HCM
Bình luận