Khốc liệt biến đổi khí hậu: Tác động lớn đến người dân

25/04/2015 14:10 GMT+7

Các nhà khoa học trong và ngoài nước đề xuất nhiều giải pháp để thích ứng với BĐKH. Dù vậy, đối tượng dễ bị tổn thương như người nông dân vẫn mù mờ về tác động của BĐKH đến cuộc sống của mình.

Các nhà khoa học trong và ngoài nước đề xuất nhiều giải pháp để thích ứng với biến đổi khí hậu (BĐKH). Dù vậy, đối tượng dễ bị tổn thương như người nông dân vẫn mù mờ về tác động của BĐKH đến cuộc sống của mình.

Khốc liệt biến đổi khí hậu: Tác động lớn đến người dânNhiều thủy điện ở thượng nguồn Vu Gia - Thu Bồn bị ‘tố” gậy ra sạt lở bờ biển - Ảnh: H.T
Bảo vệ bờ biển
Trước tình trạng sạt lở nghiêm trọng tại nhiều đoạn bờ biển của địa phương, ngành chức năng tỉnh Quảng Nam đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo để tìm giải pháp bảo vệ, gia cố. Cuối năm 2014, Sở Xây dựng Quảng Nam phối hợp với Trường ĐH Thủy lợi tổ chức hội thảo để tìm giải pháp khoa học, công nghệ cho bờ biển Cửa Đại (Hội An).
Theo GS.TS Hitoshi Tanaka (Trường ĐH Tohoku, Nhật Bản) để hạn chế tình trạng sạt lở thì phải tìm giải pháp gia tăng hàm lượng cát bồi cho lưu vực sông và đề xuất các biện pháp công trình như: kè cứng, xây các đập phá sóng, rạn nhân tạo tại bờ biển. Còn TS Lê Đình Mầu (Viện Hải dương học Nha Trang) cho rằng giải pháp khả thi nhất là tạo bãi theo hiệu ứng tạo “Tombolo” - thiết kế các kè phá sóng, nằm cách bờ cho khu vực bắc Cửa Đại.
Ở bờ nam Cửa Đại, theo TS Mầu có thể xây dựng hệ thống kè bảo vệ bờ dưới dạng tường đứng (seawall) từ Duy Hải (H.Duy Xuyên) đến mũi An Lương hoặc xây dựng một hệ thống kè phá sóng xa bờ nằm song song với bờ biển. PGS.TS Vũ Thanh Ca (Viện trưởng Viện Nghiên cứu biển và hải đảo VN) cho rằng, việc thiếu hụt bùn cát tại ven biển Hội An không thể giải quyết được do đập thủy điện thượng nguồn Thu Bồn không có thiết bị xả cát.
Do vậy phải nghiêm cấm mọi hình thức hút cát tại hạ lưu sông Thu Bồn và toàn bộ dải ven biển tỉnh Quảng Nam phục vụ bất cứ mục tiêu gì.
“Sống chung” với BĐKH
Khí hậu ngày càng khắc nghiệt, BĐKH hiển hiện nên tương lai không chỉ phải “sống chung với lũ” mà phải sống chung với BĐKH cùng nhiều tác động cực đoan gây ra.
Trong nghiên cứu “Định hướng phát triển nông nghiệp thích ứng với BĐKH ở khu vực ven biển miền Trung”, TS Võ Văn Minh (Trường ĐHSP Đà Nẵng) cho hay, tại Quảng Nam diện tích và tỷ lệ lao động trong nông nghiệp chiếm rất cao. Khí hậu luôn là yêu tố chi phối mạnh đến nông nghiệp, do đó, BĐKH sẽ tác động đến đa số đời sống người dân.
Từ phân tích này có thể nhận định việc người dân và ngành chức năng cần nâng cao nhận thức để sống chung với BĐKH có vai trò tối quan trọng. TS Minh đã đề ra 5 định hướng phát triển nông nghiệp để thích ứng với BĐKH, cụ thể cần phải đầu tư vào 5 lĩnh vực: khoa học, kỹ thuật; nguồn lực; mô hình quản lý sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; nông nghiệp sinh thái và bảo vệ môi trường nơi sản xuất.
“Xây dựng hệ thống vành đai chắn cát, gió, chắn sóng biển để giảm tác động của gió biển, bão lũ tới hoạt động sản xuất”, TS.Minh đề xuất.
Trong khi đó, UBND TP.Tam Kỳ lại tập trung vào các giải pháp về chủ trương, chính sách và chiến lược trên tất cả lĩnh vực. Cần xem xét và cập nhật các thông tin về BĐKH và nước biển dâng vào các quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội dài hạn như chiến lược quản lý tổng hợp vùng ven biển.
“Với người dân địa phương ở một số nơi dễ bị tổn thương nhất thì vấn đề thích ứng với BĐKH vẫn là một chuyện rất mới mẻ và quá xa vời. Vì vậy cần tăng cường tổ chức các buổi nói chuyện, trao đổi để họ nhận thức BĐKH không phải là vấn đề xa lạ mà thực tế đã tác động rất lớn đến cuộc sống, là mối đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của con người”, đại diện UBND TP.Tam Kỳ nhấn mạnh.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.