Không thể đoán trước tương lai thị trường dầu mỏ

10/08/2015 12:22 GMT+7

(TNO) Các đại gia dầu khí hiện không còn ưu thế lớn về sản xuất so với các doanh nghiệp nhỏ. Cuộc chơi thay đổi, thị trường và giá cả dầu mỏ thế giới đang nhìn về một tương lai không thể đoán trước.

(TNO) Các đại gia dầu khí hiện không còn ưu thế lớn về sản xuất so với các doanh nghiệp nhỏ. Cuộc chơi thay đổi, thị trường và giá cả dầu mỏ thế giới đang nhìn về một tương lai không thể đoán trước.

Tương lai giá cả và thị trường dầu mỏ là không thể đoán trước  - Ảnh: Reuters
Trong báo cáo tuần này, các chuyên gia tại ngân hàng Goldman Sachs đã nhìn lại nguồn cung dư thừa và thị trường dầu mỏ trong suốt một năm qua. Họ đi đến kết luận: Các quy tắc của thị trường đã thay đổi.
“Cấu trúc mới của thị trường dầu mỏ là chưa từng có tiền lệ”, báo cáo viết. Cụ thể, quyền lực giữa các ông lớn sản xuất dầu mỏ và những công ty nhỏ hơn đã không còn như trước.
Trước đây, các đại gia dầu mỏ như BP và Exxon Mobil, các hãng dầu khí nhà nước từng sản xuất với chi phí thấp hơn, hiệu quả hơn trong khi các công ty nhỏ khác thì vấp phải rào cản lớn nếu muốn “chen chân” vào thị trường. Trong quá khứ, sản xuất dầu khí nhất thiết cần có nguồn lực tài chính mạnh để trang bị nhiều thiết bị.
Song hiện tại, với công nghệ dùng kỹ thuật thủy lực để bẻ gãy đá phiến sét, giải phóng dầu và khí đốt, mọi thứ đã thay đổi. Nguồn cung được mở rộng, dầu ồ ạt chảy vào thị trường vì các doanh nghiệp có thể sản xuất dầu với chi phí thấp, nhanh chóng loại bỏ các giếng dầu nếu chúng không còn đem lại lợi nhuận.
Theo thông tin từ báo cáo tuần trước của ngân hàng Credit Suisse, hãng năng lượng quốc tế ConocoPhillips và Total đều cho biết chi phí sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ sẽ giảm 30% và giá dầu có thể xuống dưới 60 USD/thùng vào cuối năm nay. Dù số giếng khoan tại Mỹ giảm xuống, sản lượng dầu đá phiến ở đây vẫn duy trì ổn định. Thời gian tới, giá dầu có thể tăng lại đến gần 70 USD/thùng.
Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn đã chi đậm để sản xuất vẫn phải bơm nhiều dầu ra thị trường, dường như không màng đến giá cả để đảm bảo doanh thu. Đó là lý do vì sao mà Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), dẫn đầu là Ả Rập Xê Út, kiên quyết không giảm sản lượng.
Ngân hàng Credit Suisse cho hay thị trường giảm giá của dầu mỏ thường kéo dài từ 11 đến 28 năm. Ngược lại, thị trường tăng giá thì kéo dài dưới 10 năm.
Nhìn bức tranh lâu dài, giá dầu sẽ không diễn biến một cách lạc quan. Các loại hàng hóa khác cũng đang trên đà giảm giá. Việc cấu trúc thị trường dầu mỏ thay đổi sẽ tác động tiêu cực đến giá cả dầu.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.