Khuôn mặt mới

10/01/2020 16:41 GMT+7

Tôi sinh ra và lớn lên tại TP.HCM, thuộc thế hệ 9X nên những suy nghĩ và cảm nhận về thành phố có khác so với các thế hệ anh chị mình.

Gia đình tôi chỉ vỏn vẹn có ba mẹ và tôi nên thời thơ ấu sống co cụm bên dãy nhà sàn dọc ven theo kênh Nhiêu Lộc bây giờ.
Ngày ngày đi học, hôm nào rảnh thì nẹ chở bằng xe đạp phải ngang qua cây cầu ván lắc lư, còn khi đi bộ mà hễ gặp trời mưa thì bước lên bờ, tập vở và người ướt sũng nên phải hong cho khô trước khi vào lớp.
Kỷ niệm, có lẽ đáng nhớ nhất, là hồi đang học lớp ba được mẹ chở trên chiếc xe đạp cũ “giải phóng” và hôm ấy tôi mang đôi dép mới tinh mà mẹ mua nhân ngày sinh nhật tôi tròn 8 tuổi. Lúc ngang qua cầu thì bỗng nhiên một chiếc dép lỏng quai rơi tỏm xuống kênh, mẹ cuống cuồng cứ loay hoay trên tay đang cầm khúc cây nhỏ để khều chiếp dép, nhưng vô vọng vì nó đã miên man trôi theo dòng nước, thế là cả hai mẹ con đành ôm nhau ngồi khóc giữa cầu làm mọi người ngang qua đều tỏ vẻ ái ngại (sau này tôi mới hiểu ra để mua cho tôi đôi dép đó, mẹ phải cắc củm, dè xẻn từ đồng lương ít ỏi của mình).

Thành phố ngày càng phát triển, thay da đổi thịt từng ngày như thay vào đó là những chung cư khang trang, đầy đủ tiện ích mọc lên

Ảnh: Ngọc Dương

Căn nhà nhỏ ven kênh của gia đình tôi luôn gió thổi rì rào, mùa hè thì thừa nắng còn mưa đến thì nước tạt tứ bề, tuổi nhỏ tôi đã nướng những giấc ngủ say mềm cho tới trưa khi mẹ đạp xe về trên tay mua ít thức ăn từ ngôi chợ nhỏ dọc ven kênh, cái chợ có từ hồi nào tôi cũng không nhớ rõ, nó được hình thành từ hồi nào tôi cũng không nhớ rõ, nó được hình thành có lẽ do nhu cầu thiết yếu, trao đổi của cư dân ở đây, những món hàng bày bán ở chợ thật đơn giản từ quầy rau củ của chị Năm với rổ rau lang mới hái, mấy bó rau muống nước mới ngắt dưới ao, quầy cá của dì Ba với vài con rô, trê, lóc mà hai vợ chồng dì vừa bắt được tối qua, đó là quầy bán cua đồng, ốc đắng của anh Hai… Cái chợ nhóm buổi sáng sớm luôn nhộn nhịp, văng vẳng tiếng rao hàng quen thuộc, tiếng kỳ kèo trả giá của kẻ bán, người mua.
Thời đó phim ảnh chiếu ở các rạp hát, cộng đồng mạng xã hội chưa phát triển ồ ạt như giờ, chỉ xem phim qua băng video mà bộ phim để lại nhiều cảm xúc và ấn tượng sâu sắc với bọn trẻ xóm tôi là: “triệu phú khu ổ chuột” (Slum dog millionaire), phim Ấn Độ mô tả các khu nhà ổ chuột nghèo ở các vùng ngoại ô, chàng thanh niên đó cũng sinh ra và lớn lên, may mắn đã mỉm cười khi anh ta trúng số độc đắc, cuộc đời đã đổi và giã từ khu đó, chuyện phim cứ tưởng như mơ để có ngày mình được như anh ấy. Ấy thế mà giấc mơ của khu xóm nhà sàn tôi ở đã biến thành hiện thực như vật đổi sao dời. Thành phố ngày càng phát triển, thay da đổi thịt từng ngày như thay vào đó là những chung cư khang trang, đầy đủ tiện ích mọc lên, cây cầu ván đã thay bằng cầu bê tông với 2 bên cây hàng me phủ kín. Ngôi chợ đã thay bằng siêu thị và các cửa hàng bán lẻ ngày càng thêm ra.
Để thành phố và đất nước phát triển và yên bình được như ngày hôm nay là công lao của biết bao anh hùng, liệt sĩ, các anh bộ đội đã hy sinh tuổi trẻ, xương máu giành lấy độc lập, tự do cho nhân dân. Họ là những “chủ nợ” rất ư nhân ái, giàu độ lượng, không đòi hỏi gì nơi chúng ta vì đó là món nợ ân tình nên mọi người chúng ta phải đền ơn đáp trả bằng cách ra sức gìn giữ, bảo vệ chung sức xây dựng để thành phố ngày càng giàu đẹp xứng đáng mang tên Bác Hồ.
 
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.