Nghệ sĩ múa rối thể nghiệm Linh Valerie Phạm cho biết Gạo được phát triển từ tiểu phẩm dựng cho Liên hoan múa rối Punch: Kamikaze, do Drama of works tổ chức tại Dixon Place, Mỹ năm 2017. “Các nghệ sĩ tham gia sẽ khám phá những chủ đề xoay quanh Chiến tranh thế giới thứ 2, và tôi chọn Gạo để nói về nạn đói năm 1945, khám phá bản chất của con người trong hoàn cảnh khắc nghiệt cho tác phẩm của mình”, Linh chia sẻ. Sau khi ra mắt ở Mỹ, vở kịch rối này tiếp tục tham gia Liên hoan Múa rối quốc tế Pesta Boneka ở Indonesia năm 2018. “Trải qua những phiên bản khác nhau, Gạo trong lần ra mắt khán giả VN này sẽ là phiên bản đầy đặn hơn về nội dung, kỹ thuật và cảm xúc của nghệ sĩ biểu diễn”, tác giả cho biết.
tin liên quan
Múa rối nước dự liên hoan quốc tế các nhà hát nghệ thuậtTheo Linh Valerie Phạm, rối trong tác phẩm Gạo khác với khái niệm rối thường được hiểu ở VN. Theo đó, thực hành rối của Mắt Trần Ensemble cải biên và sáng tạo dựa trên ảnh nhiều truyền thống rối khác nhau, có thể kể tới như Bunraku (truyền thống rối Bunraku của Nhật Bản), Wayang (truyền thống rối bóng của Indonesia) cùng các yếu tố khác như ánh sáng, sắp đặt, kỹ thuật trình chiếu video... Rối, với Mắt Trần Ensemble là cách kể chuyện với hơi thở và chất liệu, không phải là với những hình tượng người.
Trước buổi biểu diễn, vào 14 giờ, khán giả còn có thể tham gia vào workshop tạo hình nhân vật rối từ chất liệu giấy xi măng và học cách điều khiển rối để kể chuyện bằng rối cùng các nghệ sĩ Hyang Chu, Tâm An Nhiên, Linh Valerie Phạm.
Không chỉ là nghệ sĩ biểu diễn, Linh Valerie Phạm (26 tuổi, tốt nghiệp Trường Sarah Lawrence College, Mỹ) còn là giáo viên, người điều phối, tổ chức các khóa học nâng cao về múa rối cho nhiều tổ chức trên cả nước. Các tác phẩm của cô đã được trưng bày tại Oriental Gallery (Hà Nội), Trung tâm nghệ thuật đương đại Vincom (Hà Nội), Soul Live Project (TP.HCM), Brick Theatre, CPR-Center for Performance Researchvà HERE Arts Center (New York, Mỹ). Sắp tới, cô sẽ lưu trú sáng tác tại Á Space và Rimbun Dahan (Malaysia).
Bình luận (0)