Theo CNN, WEF cho hay trong báo cáo mới rằng làm việc đến 70 tuổi ở các nước này sẽ trở thành chuyện bình thường vào năm 2050. Tuổi hưu trung bình ở các nền kinh tế tiên tiến hiện tại là 65 tuổi với nam, 63 tuổi với nữ.
Tuổi thọ cao hơn và lợi nhuận đầu tư đáng thất vọng là hai lý do khiến khoản tiết kiệm tuổi hưu thiếu hụt 400 nghìn tỉ USD trong khoảng 30 năm tới, theo Bloomberg. Con số trên gấp năm lần quy mô kinh tế thế giới. 224 nghìn tỉ USD trong số này là khoản thiếu hụt ở các hệ thống tiết kiệm hưu trí lớn tại Mỹ, Anh, Nhật Bản, Hà Lan, Canada và Úc. Trung Quốc và Ấn Độ cũng có mức thiếu hụt cao.
Trẻ em sinh ra tại các nền kinh tế tiên tiến hiện nay có thể kỳ vọng sống qua năm 100 tuổi. WEF mô tả sự thiếu hụt trong các quỹ hưu trí cá nhân là “quả bom nổ chậm”. Chuyên gia Michael Drexler thuộc WEF nói: “Chúng ta phải giải quyết vấn đề này ngay bây giờ, hoặc chấp nhận việc hậu quả bất lợi của nó sẽ tác động đến nhiều thế hệ tương lai, khiến con cháu chúng ta chịu áp lực”.
Người Mỹ đối mặt với khoảng cách lớn nhất giữa số tiền họ cần và số tiền họ tiết kiệm được. Mức thiếu hụt hưu trí chạm mốc 28 nghìn tỉ USD năm 2015 và sẽ tăng lên 137 nghìn tỉ USD năm 2050.
Theo WEF, chính phủ các nước giàu cần nhanh chóng hành động để bảo vệ công dân. Ngoài việc xem xét độ tuổi về hưu, các nước cũng được khuyến khích nỗ lực giúp người dân tiết kiệm. Họ cũng cần làm việc để nâng cao kiến thức tài chính cho người lao động, giúp họ hiểu thêm về các lựa chọn khi cần tiết kiệm.
tin liên quan
Nếu tăng tuổi nghỉ hưu, quỹ không 'thủng' thì ngân sách cũng ‘vỡ’Trao đổi với Thanh Niên, chuyên gia tài chính PGS - TS.Ngô Trí Long đề nghị Nhà nước cần thận trọng với đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu, trong bối cảnh ngân sách đang hết sức khó khăn, bộ máy công chức cồng kềnh.
Bình luận (0)