Nếu tính từ năm 2010 đến nay, người Việt tiêu thụ trung bình mỗi năm xấp xỉ 5 tỉ gói mì (52 gói/người/năm).
Một câu hỏi đặt ra là tại sao một quốc gia như VN, trong bữa ăn chính có thói quen dùng cơm hơn là mì các loại như các nước Hàn và Nhật, lại có lượng tiêu thụ mì “khủng” như vậy? Một lãnh đạo tập đoàn sản xuất thực phẩm ăn liền nhìn nhận, chính nỗ lực tạo nhiều loại mì có vị lạ, giá rẻ của các nhà sản xuất đã lôi kéo người Việt chưa “quay lưng” với món mì ăn liền.
Trên thị trường, nếu sản xuất trong nước, mì ăn liền chủ yếu tập trung hàng trăm nhãn hàng thuộc 3 thương hiệu: Acecook Việt Nam (Nhật Bản), Masan Consumer và Asia Foods. Cả 3 nhà sản xuất này đều có các dòng sản phẩm từ thấp đến cao cấp. Thế nhưng, thực tế cho thấy thị trường mì gói VN đang phân định phân khúc rất rõ ràng và cách biệt giữa mì ngoại nhập và mì trong nước.
Dạo qua một số siêu thị bán lẻ cho thấy, nhiều nhãn hàng mì gói Việt chỉ từ 3.500 - 3.900 đồng/gói, dòng khá hơn một chút giá tầm 6.500 - 7.100 đồng/gói, được mua với số lượng lớn, theo thùng 24 gói. Sản phẩm hạng trung cũng từ trong nước và nhập khẩu chủ yếu từ Thái Lan. Thị trường mì gói mấy năm gần đây xuất hiện rất nhiều sản phẩm mì ăn liền được nhập từ Thái với giá 5.500 - 7.500 đồng/gói bán lẻ tại siêu thị. Phân khúc cao cấp, giá từ 23.700 - 35.000 đồng/gói, chủ yếu nhập từ Nhật Bản và Hàn Quốc.
Xu hướng chọn mì giá cao, hàng nhập tốt đang tăng nhưng các doanh nghiệp nội khó chen chân được vào phân khúc này vì tâm lý một bộ phận không nhỏ người tiêu dùng sẵn sàng mua hàng ngoại giá cao nhưng vẫn ngần ngại, thậm chí nhất quyết không mua hàng nội giá mắc, nhất là với những sản phẩm như mì gói.
tin liên quan
Sau 2 thập kỷ, công nghệ sản xuất mì ăn liền đã tiến bộ như thế nào?Trong ký ức của các chuyên gia công nghệ thực phẩm cách đây 2 thập kỷ về trước, công nghệ và kỹ thuật sản xuất mì ăn liền còn rất hạn chế. Thế nhưng, hiện nay mọi thứ đã hoàn toàn thay đổi.
Bình luận (0)