Vì sao thỏa thuận thương mại đầu tiên ông Donald Trump nên ký với Nhật Bản?

26/01/2017 12:30 GMT+7

Bài viết này là nhận định của ban biên tập chuyên mục Bloomberg View về các thỏa thuận thương mại song phương và kế hoạch của ông Donald Trump.

Ngay cả khi vừa rút Mỹ khỏi hiệp định thương mại với sự tham gia của 12 nước vốn là tham vọng của cựu Tổng thống Barack Obama (hiệp định TPP), tân Tổng thống Donald Trump cũng ra tín hiệu cho hay ông sẵn sàng ký thỏa thuận thương mại song phương trong khu vực. Nước đầu tiên được ông ký kết thỏa thuận nên là Nhật Bản.
Thực tế, bất kỳ thỏa thuận song phương nào cũng sẽ thua xa Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), thỏa thuận không chỉ hạ rào cản thương mại mà còn tăng các tiêu chuẩn về lao động và môi trường, buộc cải cách kinh tế quốc nội và khuyến khích nhiều chuỗi cung ứng mới nối Mỹ với khu vực phát triển nhanh nhất thế giới. Song vì Mỹ và Nhật Bản là hai trong số ba nền kinh tế lớn nhất thế giới, GDP của hai nước chiếm hơn 75% trong tổng GDP của các nước tham gia TPP và thương mại hàng hóa, dịch vụ của hai nước cũng cận mức 200 tỉ USD/năm, một thỏa thuận giữa hai quốc gia ít nhất có thể kiềm chế nỗi lo cho rằng thế giới đang chìm trong chủ nghĩa bảo hộ.
Thêm vào đó, Nhật Bản là một đồng minh cứng của Mỹ, là yếu tố trong trật tự tự do vốn hỗ trợ cho sự giàu có của Mỹ nhiều thập niên qua. Nhật Bản vẫn duy trì quan hệ và sức ảnh hưởng tốt lên các nước trong khu vực, trong đó có Philippines và những nước mà cảm tình dành cho Mỹ có thể dao động. Chính phủ các nước này muốn đầu tư, chuyên môn và trang thiết bị từ Nhật Bản ít nhất là bằng với mức mà họ muốn có từ Trung Quốc. Nếu Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump lùi lại trong nỗ lực tham gia vào châu Á thì Nhật Bản, cùng với Ấn Độ và Úc, sẽ là các nước được trông cậy trong việc duy trì một trật tự mở, vận hành theo luật.

tin liên quan

Mỹ chính thức rút khỏi TPP
Trong ngày đầu tiên “làm việc thực sự” hôm 23.1, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh rút Mỹ khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) theo đúng cam kết của ông lúc tranh cử.
TPP được thiết kế để gia tăng sức mạnh cho kinh tế Nhật Bản. Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe từng nhượng bộ nhiều thứ, một phần vì kỳ vọng thỏa thuận này sẽ giúp ông "chữa trị" một số ngành cứng nhắc nhất trong kinh tế nước nhà, trong đó có nông nghiệp. Các cải cách là rất quan trọng để phục hồi tăng trưởng kinh tế, qua đó, đảm bảo rằng nước Nhật có đủ nguồn lực để đảm bảo an ninh cho khu vực châu Á.
Vì phần lớn các cuộc thương lượng khó khăn với chính phủ Abe đều đã hoàn tất trên bàn đàm phán TPP, việc nêu ra chi tiết của một thỏa thuận mới giờ đây tương đối đơn giản. Một số khía cạnh của TPP, như điều khoản áp dụng cho các doanh nghiệp quốc doanh, điều khoản về tiêu chuẩn môi trường, lao động mà hai nước vốn đã đạt đến, có thể được cắt giảm hoặc đơn giản hóa. Nếu thỏa thuận ban đầu chủ yếu được giữ dưới hình thức hiệp định song phương, nó sẽ trao nhiều lợi ích của TPP cho cả hai bên trong khi vẫn giữ khả năng “cứu” TPP trong tương lai. Những nước tham gia TPP khác vẫn có thể tiếp tục đi lên mà không có Mỹ lúc này.
Ông Trump đã và đang gây nhiều thiệt hại cho quan hệ thương mại giữa Mỹ và châu Á. Đây là lúc mà ông nên sửa chữa những gì ông có thể.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.