Kỳ 4: Từ câu chuyện chất thải bệnh viện

31/08/2016 08:00 GMT+7

Những thông tin về tình trạng chất thải bệnh viện bị tùy tiện xả ra môi trường ở nhiều nơi trong nước khiến người ta kinh sợ.

FV, việc xử lý chất thải bệnh viện không chỉ tuân theo quy định của Bộ Y tế mà còn phải bảo đảm các chuẩn mực quốc tế theo yêu cầu của JCI.
Tại FV có 4 loại thùng rác với 4 màu: vàng, đen, xanh lá cây và trắng. Thùng màu vàng đựng rác có khả năng lây nhiễm bệnh, thùng màu đen chứa các loại rác nguy hiểm, thùng màu xanh lá cây đựng rác văn phòng thông thường, còn thùng màu trắng đựng rác có thể tái chế. Chuyện này chẳng có gì đặc biệt, việc phân loại rác tại nguồn được thực hiện theo quy định của Bộ Y tế, mọi bệnh viện đều phải làm như vậy.
Điều đặc biệt ở FV là tầm quan trọng của vấn đề. Tôi định “truy” đến cùng vấn đề xử lý chất thải khi hỏi chuyện Giám đốc kỹ thuật và thiết bị y tế Monojit Mitra, nhưng vị chuyên gia người Ấn Độ này đã chủ động đề cập một cách kỹ càng khi giới thiệu tổng thể các giải pháp bảo đảm an toàn của bệnh viện. Theo ông, vấn đề này được quy định rất chi tiết, các nhân viên đều được đào tạo, hướng dẫn thông suốt, đồng thời có hệ thống giám sát thực hiện để bảo đảm loại trừ sai sót. “Hằng tháng chúng tôi thống kê số lượng báo cáo lên nhà chức trách để họ kiểm soát mức độ rác thải của FV”, ông Mitra nói: “Theo luật thì rác trong thùng màu đen và màu vàng phải được một đơn vị có thẩm quyền được nhà nước cấp phép xử lý theo đúng tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới. Đơn vị đó là Công ty môi trường đô thị TP.HCM (đơn vị này thu gom cả 4 loại rác thải tại FV). Tuy nhiên, chúng tôi phải theo dõi quá trình xử lý loại rác trong thùng màu đen và màu vàng của họ và định kỳ báo cáo lên nhà chức trách để bảo đảm việc xử lý luôn luôn đúng tiêu chuẩn”.
Đối với chất thải rắn là như vậy, FV không chỉ có trách nhiệm đưa chúng ra ngoài để làm sạch bệnh viện mà còn giám sát việc xử lý ở khâu cuối cùng ở ngoài bệnh viện để bảo đảm chắc chắn chúng không gây hại cho môi trường. Còn đối với chất thải lỏng, FV có trách nhiệm làm sạch chúng ngay trong bệnh viện nhờ hệ thống xử lý nước thải đặc biệt trước khi cho chảy vào hệ thống nước thải của khu đô thị Phú Mỹ Hưng.
Nước thải ở FV chia làm hai loại: nước mưa và nước thải bệnh viện, tức là tất cả các thứ nước thải còn lại. Đối với nước mưa thì để thấm tự do xuống đất và chảy qua hệ thống thoát nước, không cần phải xử lý. Đối với chất thải lỏng còn lại thì được thu gom vào hệ thống xử lý nước thải đặc biệt nói trên, rồi qua 4 công đoạn xử lý khác nhau, cuối cùng biến thành nước sạch. Trước khi cho chảy vào hệ thống thoát nước của Phú Mỹ Hưng, FV phải gửi mẫu nước sạch này đến cơ quan kiểm định của nhà nước, nó phải được chứng nhận đủ tiêu chuẩn thông qua 15 thông số bao gồm các tính chất hóa, lý, sinh. Bên cạnh chất thải và nước thải, FV còn liên tục theo dõi nhiều thông số môi trường khác.
Giám đốc kỹ thuật và thiết bị y tế Monojit Mitra

Ông Mitra chỉ những bình xịt xinh xắn đặt trên các quầy và nói: “Xin xác nhận, đây là dung dịch rửa tay nhanh để diệt khuẩn. Nhưng cần phải sử dụng đúng liều lượng, và nếu sử dụng không đúng cách thì có thể có hại. Để giúp mọi người sử dụng dung dịch rửa tay này đúng cách, trên bình có ghi hướng dẫn sử dụng rõ ràng bằng tiếng Việt và tiếng Anh, chỉ rõ cấp độ ảnh hưởng cùng với những tác dụng hóa, lý”. Các dụng cụ và thiết bị y khoa cũng có thể có những mối nguy nếu sử dụng không đúng cách, vì vậy chúng đều được hướng dẫn chi tiết và dán nhãn cảnh báo về nguy cơ của từng thiết bị. Ngoài ra, FV còn có hệ thống trung tâm giám sát và điều khiển áp suất, độ ẩm, nhiệt độ của tất cả các nơi quan trọng ở bệnh viện để bảo đảm an toàn cho bệnh nhân. Khi các thông số trên sai lệch so với mức bình thường, hệ thống sẽ cảnh báo và bệnh viện ngay lập tức điều chỉnh.
Có thể ghi nhận từ tổng quát đến chi tiết, việc môi trường an toàn cho bệnh nhân và mọi người ở FV được đảm bảo một cách đồng bộ và hoàn hảo. Từ không khí, nước, chất thải cho tới mọi thứ nhỏ nhặt nhất liên quan đến an toàn đều được kiểm soát kỹ càng theo chuẩn mực JCI. Tổng giám đốc FV, bác sĩ Jean-Marcel Guillon đưa ra một ví dụ thẳng thắn, rằng tỷ lệ người mắc bệnh viêm gan siêu vi C ở VN khá cao; vi rút gây viêm gan siêu vi C dễ lây lan nhưng nếu các bệnh viện không có biện pháp thích đáng để phòng ngừa lây nhiễm thì không chỉ trong phạm vi bệnh viện mà người bên ngoài cũng bị ảnh hưởng. Và không chỉ có vi rút gây viêm gan siêu vi C, nhiều thứ vi rút khác cũng vậy.
Hành trình con dấu vàng JCI của FV không phải là hành trình xây dựng thương hiệu, mà là hành trình đi đến sự bảo đảm an toàn cao nhất cho bệnh nhân và đưa FV thành một địa chỉ an lành thân thiện với môi trường. Theo bác sĩ Jean-Marcel Guillon: “Một hay vài người riêng lẻ không thể đưa một bệnh viện đạt chuẩn JCI được. Phải có sự đồng lòng và tính chuyên nghiệp của cả tập thể”.
Thương hiệu của một bệnh viện không phải đạt được ở tần suất quảng bá, ở những thủ pháp PR từ giáo trình của ngành tiếp thị. Thương hiệu của một bệnh viện là kết quả, nói đúng hơn là hệ quả từ tấm lòng của thầy thuốc và sự chuyên nghiệp của cả một hệ thống nhằm vào mục đích duy nhất là chăm sóc sức khỏe cho con người. Trong hành trình của FV, những việc làm quan trọng nhất không thể và không cần diễn đạt bằng ngôn ngữ tiếp thị, có thể công chúng chưa nhận biết, nhưng khi đã nhận biết thì sự nhận biết đó là bền vững.
(Còn tiếp)
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.