|
Dự án phát triển từ năm 2005, đến nay đã hoàn thành, được giao cho phía Nhật Bản chế tạo với tên hiệu H-IIA và cuối tháng 2 năm nay sẽ được phóng lên không trung từ Trung tâm vũ trụ Tanegashima, Nhật Bản.
Thiết kế phù hợp với việc hợp tác với các vệ tinh hiện hành, GPM sẽ bay ở độ cao 407 km trong quỹ đạo nghiêng 65 độ so với đường xích đạo, dữ liệu thu thập lượng mưa và tuyết sẽ được chuyển về trái đất cứ mỗi 3 giờ một lần, nhờ vậy chúng ta sẽ có một bức tranh toàn cảnh về lượng mưa toàn cầu.
GPM là sự kế thừa và phát triển cao của loại vệ tinh TRMM hoạt động từ năm 1997 để đo lường lượng mưa nhiệt đới ở các thời điểm khác nhau trong ngày cũng như các cơn bão nhiệt đới. GPM đã chứng tỏ sự tiến bộ hơn hẳn đàn anh TRMM.
Phương pháp lấy mẫu của vệ tinh GPM cũng tương tự như TRMM nhưng với những thiết bị rất hiện đại như máy đo lường vi sóng radio, radar tần số kép, hệ thống điện toán đám mây điện tử để truyền thông tin. Hơn nữa các cảm biến của GPM còn thu thập được dữ liệu của tuyết rơi và những cơn mưa rất nhỏ.
Ngoài ra, GPM còn giúp theo dõi và dự báo các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, đường đi của bão.
Tạp chí Gizmag cho biết GPM đã ra đời đúng tiến độ và khi phóng lên không trung sẽ có 60 ngày để điều chỉnh và hoạt động bình thường.
Tạ Xuân Quan
>> NASA chụp hình thiết bị tự hành Thỏ Ngọc trên mặt trăng
>> NASA và JAXA hợp tác phóng vệ tinh thời tiết mới
>> Công nghệ điện toán đám mây trên xe hơi
Bình luận (0)