(TNO) Ung thư được biết đến như một trong những loại bệnh nan y. Nếu một người được chẩn đoán mắc ung thư, sau đó đã đi qua nhiều lần hóa trị, cơ thể sẽ trở nên yếu ớt và dễ mắc nhiều bệnh nhiễm trùng, theo trang Drprem.
Thường xuyên tập thể dục giúp cơ thể tránh được nhiều bệnh - Ảnh: Shutterstock
|
Tại sao dễ bị nhiễm trùng sau một đợt hóa trị?
Hóa trị có thể tác động cả về thể chất và tinh thần. Thuốc sử dụng trong hóa trị liệu có những tác dụng phụ khác nhau. Nó có thể làm giảm số lượng tế bào máu trắng và làm cho hệ thống miễn dịch suy yếu. Hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chiến đấu với bệnh nhiễm trùng và hóa trị có thể làm cơ thể yếu đi, từ đó dễ bị nhiễm trùng.
Theo các chuyên gia, thuốc hóa trị có thể làm giảm số lượng bạch cầu trung tính trong cơ thể và điều này không chỉ dẫn đến nhiều loại bệnh nhiễm trùng mà còn làm giảm số lượng vi khuẩn hiện diện trong đường ruột, từ đó dẫn đến nhiều loại nhiễm trùng do vi khuẩn.
Vì thế, sau một đợt tiếp nhận hóa trị liệu, bệnh nhân càng dễ dàng bị lây nhiễm và dễ bị vi rút như cảm lạnh và cúm truyền nhiễm.
Tác dụng phụ của hóa trị liệu
Một người được hóa trị thường xuyên có thể phải đối mặt với các vấn đề khác nhau. Mệt mỏi là tác dụng phụ thường gặp nhất của việc điều trị do thiếu năng lượng. Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy thiếu kiên nhẫn, bối rối, buồn ngủ hay gặp nhiều khó khăn trong các hoạt động hằng ngày.
Ngoài ra, khi trải qua qua hóa trị liệu bệnh nhân cũng có thể trải nghiệm sự thay đổi về việc thèm ăn, họ có thể cảm thấy đói hơn hoặc đôi khi có thể không thấy ngon miệng hay buồn nôn và nôn.
Rụng tóc cũng là một trong những tác dụng phụ của hóa trị liệu. Một số người có thể bị rụng tóc ngay từ lần đầu tiên, nhưng một số khác có thể rụng vào khoảng thời gian sau đó. Thông thường, hiện tượng rụng tóc thường xảy ra sau 2-3 tuần sau đợt điều trị đầu tiên và bệnh nhân có thể cảm thấy da đầu nóng và ngứa trước khi tóc bị rụng.
Vấn đề về da, táo bón, tiêu chảy, loét miệng, thay đổi tâm trạng cùng nhiều vấn đề khác cũng có thể là kết quả của liệu pháp này.
Cách để ngăn chặn nhiều loại bệnh nhiễm trùng
Bệnh nhân cần cẩn thận trước và sau khi thực hiện hóa trị vì nó ảnh hưởng đến khả năng miễn dịch. Hệ thống miễn dịch là một hệ thống phòng thủ của cơ thể và hóa trị có thể gây tổn hại đến nó. Một số bước sau có thể giúp chiến đấu chống lại bệnh nhiễm trùng có thể xảy ra.
Nhận biết nhiệt độ cơ thể. Bệnh nhân phải được biết về tình trạng thay đổi của sức khỏe. Nếu bị sốt, hãy nhanh chóng tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị. Nó có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang bị nhiễm trùng và điều này có thể đe dọa tính mạng.
Vệ sinh tay sạch sẽ. Rất cần thiết để vệ sinh tay chân sạch sẽ để bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng. Hầu hết các bệnh nhiễm trùng lây lan qua bàn tay bẩn và điều này có thể trở nên rất nguy hiểm cho bệnh nhân được hóa trị, theo trang Drprem.
Chọn thực phẩm an toàn. Thực phẩm và chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường khả năng miễn dịch, bởi chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh sẽ giúp cải thiện số lượng bạch cầu. Vì thế, với bệnh nhân ung thư, cần ưu tiên bổ sung các loại trái cây tươi và rau quả trong chế độ ăn uống để giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
Bình luận (0)