• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Làm sao để biết đau chân là do suy giãn tĩnh mạch?

Ngọc Quý
Ngọc Quý
10/05/2022 09:12 GMT+7

Đau chân là tình trạng khá phổ biến ở người lớn tuổi. Trong một số trường hợp, đau chân có thể là dấu hiệu của suy giãn tĩnh mạch.

Giãn tĩnh mạch xảy ra khi tĩnh mạch nông, tức tĩnh mạch gần bề mặt da, ở chân bị giãn, khiến máu dồn ứ và gây phù chân. Những triệu chứng đặc trưng của giãn tĩnh mạch ở chân là cơn đau nhức kèm theo cảm giác nặng nề, nóng rát ở bắp chân, theo trang tin sức khỏe Medical Xpress (Mỹ).

Đau bắp chân do giãn tĩnh mạch thường sẽ kèm theo cảm giác nặng nề, nóng rát

SHUTTERSTOCK

Giãn tĩnh mạch mức độ nhẹ chỉ gây mất thẩm mỹ vì các tĩnh mạch bị giãn sẽ nổi cộm dưới da. Tuy nhiên, giãn tĩnh mạch mức độ nặng có thể dẫn đến những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như gây ra vết loét hoặc hình thành cục máu đông, bác sĩ phẫu thuật mạch máu Christopher Huiras tại Hệ thống Y tế Mayo Clinic (Mỹ), giải thích.

Ngoài đau nhức, các triệu chứng thường gặp khác là chuột rút và sưng bắp chân, cơn đau chân nghiêm trọng hơn khi ngồi hay đứng trong thời gian dài. Bệnh còn gây ngứa, đau hoặc nóng xung quanh một hoặc nhiều tĩnh mạch. Da ở gần mắt cá chân còn có thể bị loét.

Khi quan sát bằng mắt thường, vùng da có tĩnh mạch bị giãn thường có màu sẫm, xanh lam. Tĩnh mạch bị giãn thường sẽ phình và xoắn.

Vớ nén là phương pháp đầu tiên mà các bác sĩ khuyến cáo người suy giãn tĩnh mạch sử dụng. Vào ban ngày, mang vớ nén sẽ giúp cải thiện lưu thông máu ở chân, giảm sưng và đau nhức.

Người bệnh cũng có thể tự chăm sóc mình bằng cách tập thể dục thường xuyên, hạn chế ăn mặn, giảm cân và kê cao chân khi nằm, ngồi. Tất cả những biện pháp này sẽ giúp ngăn suy giãn tĩnh mạch thêm nặng, bác sĩ Huiras giải thích.

Trong trường hợp đã áp dụng những cách trên nhưng cơn đau vẫn không thuyên giảm thì bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp khác giúp giảm đau nhanh hơn. Những phương pháp này là liệu pháp xơ hóa, đặt ống thông tĩnh mạch, can thiệp để loại bỏ tĩnh mạch nông bị giãn, theo Medical Xpress.

Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.