Cân bằng pH là gì? Độ pH là thước đo độ a xít và độ kiềm trong máu. Độ pH dưới 7 được cho là lượng a xít tăng lên và độ pH lớn hơn 7 là cơ thể có tính kiềm nhẹ. Độ pH = 7 là trung tính. Để các cơ quan nội tạng hoạt động hiệu quả, cơ thể bạn phải duy trì độ pH ở mức 7,4.
tin liên quan
Những thói quen làm tổn thương cơ thểCó nhiều lý do khiến độ pH trong cơ thể chuyển sang trạng thái có tính a xít hơn. Một trong số đó là chế độ ăn uống chứa nhiều a xít, buộc cơ thể đào thải các khoáng chất ra ngoài. Điều này dẫn đến các tế bào thiếu chất khoáng để tống chất thải ra khỏi cơ thể. Thiếu khoáng chất, cơ thể cũng khó hấp thu đủ vitamin. Tác nhân gây bệnh bắt đầu tích lũy trong cơ thể, từ đó ức chế hệ miễn dịch. Môi trường ô nhiễm, khói bụi, thiếu ngủ, căng thẳng mệt mỏi, sức khỏe đường ruột kém... cũng làm tăng lượng a xít.
Cách hiệu quả nhất để cân bằng độ pH là ăn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và kiềm, theo livestrong.com. Chế độ ăn kiềm hóa giúp phục hồi độ pH, qua đó ngừa bệnh tim, ngăn chặn tích tụ canxi trong nước tiểu, giảm viêm, giảm nguy cơ đái tháo đường, phòng ngừa sỏi thận, bệnh thận, giảm co thắt cơ, duy trì xương chắc khỏe hơn, chống thiếu hụt vitamin D và giảm đau lưng dưới.
Loại bỏ hoặc hạn chế các thực phẩm có tính a xít từ chế độ ăn uống như thịt chế biến sẵn, đường, thực phẩm giàu sodium (chất trong muối ăn), ngũ cốc chế biến sẵn, thực phẩm chiên, rượu và caffeine.
Chế độ ăn uống cân bằng độ pH bao gồm rất nhiều rau xanh như cải xoăn, bông cải xanh, cải bó xôi và các loại thực phẩm có tính kiềm khác như nấm, cà chua, dưa leo, bông cải xanh, bơ, tỏi, gừng, đậu xanh, bắp cải, cần tây, măng tây, thơm (dứa). Nước dùng xương, dầu ô liu nguyên chất, trứng, quả hạch, protein thực vật, trái cây họ cam quýt, chà là và nho khô đều có tính kiềm. Giấm táo cũng giúp phục hồi độ cân bằng pH.
Ngoài ra, tăng cường các hoạt động giúp giảm căng thẳng như tập yoga, bơi lội, đạp xe, làm vườn...
Bình luận (0)