• An Giang
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Bình Thuận
  • Bình Định
  • Bạc Liêu
  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Bắc Ninh
  • Bến Tre
  • Cao Bằng
  • Cà Mau
  • Cần Thơ
  • Điện Biên
  • Đà Nẵng
  • Đà Lạt
  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Đồng Nai
  • Đồng Tháp
  • Gia Lai
  • Hà Nội
  • Hồ Chí Minh
  • Hà Giang
  • Hà Nam
  • Hà Tĩnh
  • Hòa Bình
  • Hưng Yên
  • Hải Dương
  • Hải Phòng
  • Hậu Giang
  • Khánh Hòa
  • Kiên Giang
  • Kon Tum
  • Lai Châu
  • Long An
  • Lào Cai
  • Lâm Đồng
  • Lạng Sơn
  • Nam Định
  • Nghệ An
  • Ninh Bình
  • Ninh Thuận
  • Phú Thọ
  • Phú Yên
  • Quảng Bình
  • Quảng Nam
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Ninh
  • Quảng Trị
  • Sóc Trăng
  • Sơn La
  • Thanh Hóa
  • Thái Bình
  • Thái Nguyên
  • Thừa Thiên Huế
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Tuyên Quang
  • Tây Ninh
  • Vĩnh Long
  • Vĩnh Phúc
  • Vũng Tàu
  • Yên Bái
Bạn cần biết Tiện ích Việc làm Liên hệ
Theo dõi báo trên

Làm sao trị nghiến răng lúc ngủ?

Ngọc Quý
Ngọc Quý
13/11/2022 09:04 GMT+7

Nghiến răng trong giấc ngủ có thể dẫn đến đau và căng nhức ở hàm, cổ hay mặt, thậm chí gây ê buốt răng. Có nhiều cách có thể giúp điều trị và giảm tác hại của chứng nghiến răng khi ngủ.

Người nghiến răng cũng có nguy cơ đau đầu gấp 3 lần so với người không nghiến. Căng thẳng có thể khiến tần suất và mức độ nghiến răng tăng lên, theo tạp chí Reader's Digest (Mỹ).

Nghiến răng khi ngủ không chỉ gây đau nhức hàm mà còn khiến răng dễ bị mài mòn

SHUTTERSTOCK

Nghiến răng kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ bị gãy răng và đau nhức hàm. Ngoài căng thẳng thì lo lắng, uống nhiều caffeine, rượu bia cũng làm tăng nguy cơ nghiến răng khi ngủ.

Một số nghiên cứu cho thấy uống quá 3 ly rượu/ngày sẽ làm tăng nguy cơ nghiến răng khi ngủ. Nguyên nhân là do caffeine và rượu bia đều là những chất kích hoạt gia tăng hoạt động ở cơ hàm.

Để ngăn răng bị tổn thương do nghiến vào ban đêm, nha sĩ có thể sẽ dùng một số dụng cụ bảo vệ răng miệng như miếng chống nghiến răng. Các dụng cụ này sẽ giúp răng tránh bị mài mòn.

Tuy nhiên, đây không phải cách giúp xử lý vấn đề một cách tận gốc. Không những vậy, dùng miếng chống nghiến răng có thể giúp bảo vệ răng không bị bào mòn nhưng vẫn khiến hàm bị đau nhức. Tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến đau nhức mạn tính, thậm chí khóa hàm.

Để điều trị hiệu quả hơn, người nghiến răng do căng thẳng, lo âu cần tìm đến chuyên gia tâm lý để xác định nguồn gốc gây ra khó khăn tâm lý. Đồng thời, họ cũng hạn chế các đồ uống có caffeine và rượu bia.

Trong trường hợp cơn đau nhức hàm kéo dài thì vật lý trí liệu sẽ rất hữu ích. Biện pháp xoa bóp trong vật lý trị liệu sẽ xoa dịu các cơ ở đầu và mặt. Châm khô cũng có thể được áp dụng để giảm căng thẳng các cơ ở hàm.

Ngoài việc cải thiện sức khỏe tâm thần thì thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh hơn cũng có thể giúp cải thiện nghiến răng, theo Reader's Digest.

Top

Bình luận không đăng nhập

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.