Theo Reuters, khi các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện hóa thạch của khủng long sừng (Centrosaurus) tại tỉnh bang Alberta ở Canada vào năm 1989, họ phát hiện một xương chân bị biến dạng nghiêm trọng và được cho là vết liền xương sau chấn thương.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vừa phát hiện sự biến dạng là biểu hiện của u xương ác tính và đây là lần đầu tiên giới khoa học phát hiện dấu vết ung thư ở loài khủng long tồn tại cách đây 76 triệu năm.
Dài khoảng 6m, loài khủng long Centrosaurus có 4 chân, mỏ và ăn cỏ, với đặc trưng là chiếc sừng dài phía trên mũi và mảng xương trên cổ với 2 sừng cong.
|
“Con Centrosaurus này dường như yếu và què quặt trước khi chết. Phát hiện quan trọng này cho thấy cho dù khủng long có to lớn và mạnh mẽ đến đâu thì chúng cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều căn bệnh giống như ở người và động vật vào ngày nay, kể cả bệnh ung thư”, ông phân tích.
“Khủng long dường như là những con quái thú thần thoại, nhưng chúng là những con vật sống và cũng có thể bị những bệnh tật, chấn thương kinh khủng”, chuyên gia này cho biết thêm.
Do các khối u thường xuất hiện ở mô mềm không hóa thạch, có rất ít bằng chứng về ung thư ở hóa thạch khủng long.
“Phát hiện này đem lại kiến thức cho ngành sinh học nghiên cứu ung thư. Đó không phải là gì mới, nhưng có lẽ đã xảy ra từ thời thượng cổ và là căn bệnh có thể xảy ra ở mọi loài”, theo đồng tác giả nghiên cứu Mark Crowther tại Đại học McMaster ở Ontario.
Theo nghiên cứu, con khủng long trên dường như không phải chết vì ung thư vì hóa thạch của nó được phát hiện tại khu vực có nhiều hóa thạch của hàng trăm con Centrosaurus khác, cho thấy có thể cả đàn đã chết vì lũ lụt.
Bình luận (0)