Lập phố nhạy cảm – tại sao không?

28/10/2015 11:37 GMT+7

Ai cũng biết, dù quyết liệt chống, nhưng các dịch vụ liên quan tới mại dâm vẫn không ngừng phát triển, cả hình thức lẫn qui mô. Do vậy, đề xuất quy hoạch khu kinh doanh các dịch vụ nhạy cảm để quản lý tốt hơn là quan điểm mới cần được ủng hộ.

Ai cũng biết, dù quyết liệt chống, nhưng các dịch vụ liên quan tới mại dâm vẫn không ngừng phát triển, cả hình thức lẫn qui mô. Do vậy, đề xuất quy hoạch khu kinh doanh các dịch vụ nhạy cảm để quản lý tốt hơn là quan điểm mới cần được ủng hộ.

Những quán karaoke “chui” có nữ tiếp viên phục vụ kiểu này rồi sẽ được tập trung vào khu riêng để dễ quản lý? - Ảnh: công an cung cấpNhững quán karaoke “chui” có nữ tiếp viên phục vụ kiểu này rồi sẽ được tập trung vào khu riêng để dễ quản lý? - Ảnh: công an cung cấp
Tại hội nghị Phòng chống Tệ nạn xã hội (PCTNXH) 2015 do Bộ Lao động Thương binh & Xã hội tổ chức, Phó chi cục PCTNXH thành phố HCM Lê Văn Quý đã đề xuất thí điểm lập khu kinh doanh các dịch vụ nhạy cảm. Đề nghị lập tức dậy sóng dư luận từ cả hai phía, ủng hộ và phản đối.
Tôi ủng hộ đề xuất này. Trước hết để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Sau đó là dễ bề quản lý và đảm bảo công bằng việc nộp thuế. Lâu nay, dù cấm nhưng các tệ nạn vẫn sinh sôi, phức tạp; vừa không thể quản lý, vừa thất thu thuế. Cấp quản lý thì điên đầu, lâu lâu tổ chức truy quét và đột kích nhưng cứ như “bắt cóc bỏ dĩa”. Người tham gia các dịch vụ này thì thấp thỏm, bị chèn ép, bóc lột và cả truy bức nhưng không ai bảo vệ. Do phải lén lút, ngụy trang nên dẫn đến bảo kê, hối lộ. Thua thiệt là người lao động và cả nhà nước. Chưa kể những hệ lụy khôn lường về mặt xã hội.
Xin hỏi những ai đang kịch liệt phản đối đề xuất của ông Quý: “Các vị thử đề xuất cách làm nào hay hơn, hiệu quả hơn nhằm quản lý những dịch vụ này để dư luận rộng đường quyết định?”.
Không ai có thể phủ nhận rằng, dù quyết liệt chống, nhưng các dịch vụ liên quan tới mại dâm vẫn không ngừng phát triển, cả hình thức lẫn qui mô. Do vậy, đề xuất tổ chức quy hoạch các ngành nghề kinh doanh dịch vụ có điều kiện dễ phát sinh mại dâm vào một khu vực riêng để tăng cường công tác quản lý của nhà nước là quan điểm mới cần được ủng hộ. Theo ông Quý,“Đề án quy hoạch này phải đảm bảo quyền lợi, chế độ chính sách cho người lao động. Các tiếp viên nữ ở karaoke, cơ sở massage, xông hơi xoa bóp phần lớn là người lao động làm việc không hưởng lương. Các chế độ bảo hiểm xã hội cũng không được thực thi”.
Đây là cách nhìn mới, tiếp cận vấn đề gai góc, thể hiện tính đột phá, mang ý nghĩa nhân văn, cần được trân trọng. Vì quá mới, nên cho phép một số tỉnh, thành phố trọng điểm phức tạp về tệ nạn mại dâm làm thí điểm, thậm chí TP. HCM sẽ tiên phong. Từ thực tiễn, sẽ có cơ chế chính sách đối với những cơ sở kinh doanh dịch vụ và giải quyết các vấn đề về quyền lợi của người lao động.
Mỗi nước có bản sắc và phong tục tập quán riêng trên nền văn hoá chung của nhân loại. Việt Nam không thể bắt chước Hà Lan, lập phố đèn đỏ chuyên nghiệp. Cũng khó mà làm như Thái Lan, xem mại dâm là ngành công nghiệp béo bở, có chứng chỉ hành nghề. Nhưng có thể vận dụng kinh nghiệm của Singapore trong việc quản lý các dịch vụ mà Việt Nam gọi là “nhạy cảm”.
Việt Nam không thể bắt chước Hà Lan, lập phố đèn đỏ chuyên nghiệp. Cũng khó mà làm như Thái Lan, xem mại dâm là ngành công nghiệp béo bở, có chứng chỉ hành nghề. Nhưng có thể vận dụng kinh nghiệm của Singapore trong việc quản lý các dịch vụ mà Việt Nam gọi là “nhạy cảm”.
Geylang (Singapore) không chỉ nổi tiếng với đặc sản cháo ếch cực ngon, món cua sốt tiêu hoặc ớt bá cháy mà còn là đại bản doanh của các chị em hành nghề từ vốn tự có. Dân bản địa gọi là ‘bướm đen’ do thường mặc trang phục màu đen, đủ quốc tịch, đa phần là từ các nước Asean và Trung Quốc. Có khá đông gái Việt tham gia. Có loại ra đường tiếp thị “sản phẩm” và chào mời dịch vụ. Có loại chỉ ở trong nhà nghỉ và khách sạn chuyên dụng. Khu phố chỉ nhộn nhịp về đêm, tấp nập, ồn ào chuyện trả giá và hành sự nhưng không hỗn loạn vì có những qui định riêng về lãnh địa, giá cả, hình thức rất chặt chẽ. Những ai tham gia dây chuyền dịch vụ này đều có người quản lý kiểu công ty và phải đóng thuế đầy đủ. Có điều dân chơi phải biết “tự bảo vệ” an toàn cho các quan hệ, bởi nhà nước không chịu trách nhiệm về sức khỏe và bệnh tật của “nhân công”.
Đề xuất thí điểm tập trung các dịch vụ nhạy cảm (có lẽ là thuật ngữ riêng của người Việt) thể hiện tư duy thực tiễn của người quản lý. Đề xuất cần được phản biện, nghiên cứu, lắng nghe ý kiến đa chiều của dư luận để có cách làm tốt nhất.
Xin hỏi những ai đang kịch liệt phản đối đề xuất của ông Quý: “Các vị thử đề xuất cách làm nào hay hơn, hiệu quả hơn nhằm quản lý những dịch vụ này để dư luận rộng đường quyết định?”.
Không thể khăng khăng phản đối theo cảm tính. Phải thay đổi tư duy kiểu cứ khó quản lý là cấm, bởi như thế không bao giờ cấm được. Càng cấm càng kích thích phát triển, biến tướng nguy hại. Cần thống nhất quan điểm, còn cách làm, địa điểm, thời gian và qui mô tổ chức sẽ được làm từng bước, thận trọng. Không nên áp đặt chủ quan, càng không thể nâng quan điểm kiểu chụp mũ.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.