|
Tỉ mẩn lật giở từng tờ (365 tờ, 365 ngày, mỗi ngày một hình ảnh đẹp kèm theo lời giới thiệu ngắn gọn mà đầy đủ), tôi thầm hỏi và khâm phục ý tưởng, trí lự, công phu của những người thực hiện (Công ty TNHH An Hảo và Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.HCM). Không chạy theo thời thượng, những người làm lịch chỉ bộc lộ giản dị rằng “hướng về biển đảo - phần máu thịt thiêng liêng của Tổ quốc và hưởng ứng cuộc vận động “Vì biển đảo quê hương”, chúng tôi chỉ mong muốn giới thiệu vẻ đẹp, tài nguyên của biển đảo Việt Nam, tôn vinh những nét văn hóa đặc trưng của ngư dân miền biển”. Nhưng ta hiểu, sau những con chữ ấy, dậy lên ý thức mạnh mẽ về chủ quyền đất nước, về biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
Chả biết nghĩ có hàm hồ quá không nhưng theo tôi, lịch Biển đảo quê hương 2014 có thể xem như cuốn bách khoa toàn thư về biển đảo Việt Nam bằng hình ảnh, ngôn ngữ, số liệu, văn chương... Thật thú vị, trên nhiều tờ lịch, ta được đọc những câu thơ rất hay về biển, cả những vần thơ xúc động về Hoàng Sa, Trường Sa của Hoàng Trung Thông, Trần Đăng Khoa, Xuân Diệu, Xuân Quỳnh, Nguyễn Việt Chiến, Đỗ Trung Quân... Lịch mở cho ta một thế giới kiến thức phong phú không chỉ về địa lý mà cả lịch sử, phong tục (lễ hội nghinh ông, cầu ngư, khao lề thế lính Hoàng Sa...), con người, sản vật, tiềm năng kinh tế, du lịch của những vùng đất - nước suốt chiều dài hơn 3.400 km và hàng nghìn hòn đảo, của nơi ngày xưa cha ông đã mở cõi.
Nguyễn Thông
>> Tuyên truyền hiệu quả về chiến lược biển, đảo
>> Đại tướng Võ Nguyên Giáp với tầm nhìn về Trường Sa, biển đảo Tổ quốc
>> Đề xuất chương trình giáo dục biển, đảo cho thanh niên
>> Trung Quốc muốn giải quyết tranh chấp biển đảo với ASEAN trong hòa bình
>> Mỹ kêu gọi Trung Quốc, ASEAN sớm giải quyết tranh chấp biển đảo
Bình luận (0)