Nghiên cứu của công ty môi giới bảo hiểm Howden cho thấy các CLB đã trả mức giá cao kỷ lục cho chấn thương lên tới 513 triệu bảng trong mùa giải trước. Chi phí chấn thương được tính bằng cách nhân chi phí mỗi ngày của một cầu thủ với số ngày họ không có mặt vì chấn thương.
Lo ngại số ‘thương binh’ ở giải hàng đầu châu Âu tăng trước thềm World Cup 2022 |
REUTERS |
Liên đoàn cầu thủ chuyên nghiệp thế giới (FIFPRO) cho biết phải có cấu trúc để hạn chế mật độ thi đấu của cầu thủ.
Lần đầu tiên trong năm nay, một mùa giải ở châu Âu sẽ bị gián đoạn bởi một kỳ World Cup giữa mùa giải, gây ra tắc nghẽn thêm ở trước và sau giải đấu ở Qatar, bắt đầu vào ngày 20.11.
Lý do khó tin khiến một số đội tuyển bị “cấm cửa” dự Euro và World Cup |
UEFA đã tăng số lượng các trận đấu với việc bổ sung UEFA Nations League vào lịch thi đấu quốc tế và đang mở rộng các giải đấu cấp CLB ở châu Âu từ năm 2024. Trong khi đó, FIFA cũng được thiết lập để làm theo, với World Cup được mở rộng lên 48 đội từ năm 2026.
Các trận giao hữu cũng góp phần tăng số cầu thủ chấn thương trước thềm World Cup 2022 |
AFP |
Ngoại hạng Anh có chi phí chấn thương cao nhất trong số 5 giải đấu hàng đầu châu Âu với gần 185 triệu bảng, còn La Liga của Tây Ban Nha đứng thứ 2 với 109 triệu bảng Nhà vô địch Pháp PSG có chi phí chấn thương cao nhất so với bất kỳ CLB nào ở châu Âu với 34 triệu bảng.
Số ca chấn thương ở Ngoại hạng Anh lên đến 1.231 vào mùa giải 2021 - 2022, so với 938 của mùa giải trước đó. Việc các nhà làm luật của bóng đá IFAB áp dụng vĩnh viễn 5 quyền thay người cho mỗi đội được thiết kế để giảm tải cho các cầu thủ. Nhưng FIFPRO đang thúc giục FIFA tiến xa hơn bằng cách quy định thời gian nghỉ ngơi tối thiểu là 4 tuần trong mùa giải và thời gian nghỉ giữa mùa giải là 2 tuần cho mỗi cầu thủ.
Bình luận (0)