Lợi ích và tác dụng phụ của nước mía

Nguyễn Vy
Nguyễn Vy
10/06/2024 00:07 GMT+7

Nước mía là thức uống giải khát được ưa chuộng bởi hương vị thơm ngon và khả năng thanh nhiệt cơ thể.

Tuy nhiên, hàm lượng đường cao trong nước mía có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nếu tiêu thụ quá nhiều, theo tờ Hindustan Times.

Viện nghiên cứu y tế Ấn Độ (ICMR) khuyến cáo bạn nên uống nước mía vừa phải để đảm bảo sức khỏe.

Lợi ích và tác dụng phụ của nước mía- Ảnh 1.

Nước mía có nhiều lợi ích cho sức khỏe

Freepik

Theo bà Suparna Mukherjee, chuyên gia dinh dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện Narayana Health City (Ấn Độ), việc uống nhiều nước mía có thể làm tăng đột ngột lượng đường huyết, gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch, rối loạn chuyển hóa và các bệnh tim mạch.

Do đó, để đảm bảo sức khỏe, chúng ta nên hạn chế lượng nước mía tiêu thụ mỗi ngày và chú ý đến tổng lượng đường nạp vào cơ thể. Thay vì uống nhiều nước mía thường xuyên, hãy lựa chọn thêm các thức uống lành mạnh khác như nước lọc, trà thảo mộc hoặc nước ép trái cây ít đường.

Hàm lượng đường trong nước mía

Theo bà M. Kavitha, Trưởng khoa Dinh dưỡng tại Bệnh viện đa khoa Prashanth (Ấn Độ), nước mía là chất lỏng được chiết xuất từ mía ép. Nước mía chứa 70-75% là nước, 13-15% đường mía và 10-15% chất xơ.

Ngoài ra, mía còn chứa carbohydrate, protein, vitamin A, nhóm vitamin B, vitamin C, các khoáng chất như phốt pho, canxi, kali, kẽm và sắt. Mía cũng chứa chất chống oxy hóa như flavonoid và hợp chất polyphenolic.

Lợi ích sức khỏe của nước mía

Cung cấp năng lượng: Nước mía chứa đường tự nhiên, cung cấp năng lượng cơ thể. Nó giúp điều hòa lượng đường trong máu, giảm mệt mỏi và cung cấp nước.

Trị vàng da: Nước mía có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng vàng da. Bên cạnh đó, nó còn giúp chống lại triệu chứng suy nhược cơ thể.

Lợi ích và tác dụng phụ của nước mía- Ảnh 2.

Hàm lượng đường cao trong nước mía có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nếu tiêu thụ quá nhiều

Freepik

Hỗ trợ điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu và sỏi thận: Nước mía có tính lợi tiểu, giúp loại bỏ độc tố và vi khuẩn ra khỏi cơ thể.

Cải thiện tiêu hóa: Nước mía giúp kích thích tiết dịch tiêu hóa, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru. Ngoài ra, hàm lượng kali cao trong nước mía giúp cân bằng độ pH trong dạ dày.

Tăng cường hệ miễn dịch: Nước mía là nguồn cung cấp vitamin C và chất chống oxy hóa dồi dào, giúp tăng cường hệ miễn dịch.

Hỗ trợ sức khỏe thai kỳ: Nước mía cung cấp các dưỡng chất thiết yếu như axit folic, vitamin B phức hợp, chất chống oxy hóa và canxi, rất tốt cho phụ nữ mang thai.

Tác dụng phụ của nước mía

Nước mía có thể gây ra một số tác dụng phụ như chóng mặt, mất ngủ. Uống quá nhiều nước mía có thể gây tăng cân, đường huyết dao động và sâu răng.

Một thành phần có tên là polycosanol trong mía có thể gây mất ngủ, đau bụng, chóng mặt, đau đầu và giảm cân ở một số người.

Nếu hệ tiêu hóa của bạn đã yếu, hãy tránh uống nước mía do có polycosanol, chất này có thể gây nôn mửa, chóng mặt, tiêu chảy kèm theo đau bụng.

Người bị bệnh tiểu đường và phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ nên tránh uống nước mía. 

Nếu uống quá nhiều, nước mía cũng có thể gây loãng máu và ảnh hưởng đến lượng cholesterol trong máu.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.