Đặc biệt hơn nữa là điều khoản cho phép doanh nghiệp tư nhân trong nước chủ động hợp tác, liên danh, liên kết với các công ty, tập đoàn nước ngoài để chế tạo vũ khí và thiết bị quân sự hiện đại, kể cả tàu ngầm, máy bay tiêm kích hay xe bọc thép… Đây đồng thời là lời mời chào nước ngoài hợp tác và đầu tư vào những lĩnh vực này của Ấn Độ.
Chính sách mới là bằng chứng thuyết phục nhất về quyết tâm và nỗ lực của Thủ tướng Narendra Modi về giảm lệ thuộc vào nhập khẩu khí tài quân sự. Ấn Độ hiện đã trở thành một trong những quốc gia mua sắm vũ khí và thiết bị quân sự nhiều nhất trên thế giới. Trong 10 năm tới, New Delhi dự kiến chi 250 tỉ USD để tăng cường năng lực quốc phòng. Mâm cỗ như thế thật sự xứng đáng với lời mời chào từ chính sách mới.
Như vậy, chính phủ Ấn Độ đã đề ra giải pháp cho vấn đề hiện đại hóa quân đội và tăng cường tiềm lực quân sự trong thời gian nhanh nhất. Chính sách vừa công bố giúp khắc phục đồng thời 2 khó khăn là nhập khẩu thì bị lệ thuộc và nhiều khi phải chấp nhận trả giá về chính trị cũng như thời gian đàm phán, ký kết và hoàn tất thủ tục pháp lý thường rất lâu. Doanh nghiệp trong nước được khích lệ và các tập đoàn nước ngoài chắc chắn rất quan tâm. Mâm cỗ này chẳng phải quá thịnh soạn sao?
tin liên quan
Ấn Độ nâng cấp thành công tên lửa Brahmos có tầm bắn 450 kmẤn Độ ngày 11.3 thử nghiệm thành công tên lửa hành trình siêu thanh Brahmos, có khả năng bắn trúng mục tiêu trên bộ ở khoảng cách 450 km so với mức 290 km trước đó.
Bình luận (0)