>> Bãi bỏ 5 thủ tục hành chính
Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng đề nghị: “Ngành Tư pháp phải xây dựng chính sách kịp thời trong điều kiện xây dựng nền kinh tế thị trường, hội nhập sâu của xã hội. Thể chế phải có tính dự báo và ổn định cao, tạo dựng niềm tin của nhân dân và doanh nghiệp. Ngành cũng phải chỉ đạo quyết liệt, ban hành kịp thời văn bản hướng dẫn chi tiết luật, pháp lệnh của Quốc hội. Dự thảo luật Đất đai chuẩn bị trình Quốc hội phải giải quyết được những vướng mắc nhất là vấn đề thu hồi đất, giải phóng mặt bằng”.
Thủ tướng cũng đề nghị ngành tư pháp phải có vai trò tham mưu nòng cốt trong việc nghiên cứu, đề xuất, đóng góp sửa đổi Hiến pháp năm 1992; thực hiện tốt công tác kiểm soát thủ tục hành chính, bảo đảm việc cắt giảm các gánh nặng và giảm tối đa chi phí tuân thủ cho người dân, doanh nghiệp; cải thiện chất lượng thủ tục hành chính.
Báo cáo của Bộ Tư pháp cho thấy, năm 2012, các bộ, ngành, địa phương đã tiếp nhận kiểm tra theo thẩm quyền 564.524 văn bản. Qua kiểm tra, phát hiện 10.039 văn bản có dấu hiệu chưa bảo đảm tính hợp pháp theo quy định, trong đó có 1.394 văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu vi phạm pháp luật về nội dung; các cơ quan ban hành văn bản đã xử lý xong 6.665 văn bản (đạt tỷ lệ 66,4% tổng số văn bản có dấu hiệu chưa bảo đảm tính hợp pháp).
Thái Sơn
>> Giảm thủ tục hành chính cho nhà đầu tư nước ngoài
>> Cà Mau: Xử lý nghiêm cán bộ tự đặt thêm thủ tục hành chính
>> Tháo gỡ vướng mắc thủ tục hành chính cho doanh nghiệp
>> TP.HCM khẩn trương cải tiến thủ tục hành chính
>> Phải xin lỗi nếu chậm giải quyết thủ tục hành chính
>> Thủ tục hành chính đang “ngáng đường” doanh nghiệp
>> TP.HCM ban hành 10 thủ tục hành chính giáo dục - đào tạo
Bình luận (0)