Một mỏm đá đã hơn 3 tỉ năm tuổi ở Ấn Độ |
đại học new delhi |
Trong lúc nghiên cứu trầm tích đá ở miền đông Ấn Độ, các nhà nghiên cứu đã có phát hiện mới về lịch sử hình thành lục địa trên bề mặt địa cầu. Và điều này giúp giải thích tại sao hàm lượng oxy trong không khí vào thời điểm đó gia tăng, cũng như sự xuất hiện không dự đoán được của các băng tầng trong giai đoạn này của trái đất.
Tác giả báo cáo, tiến sĩ Priyadarshi Chowdhury của Đại học Monash (Úc) cho hay nhóm ông đã phân tích những trầm tích đặc biệt thu thập từ Singhbhum, gần Kolkata. Kết quả cho thấy những phiến lục địa ổn định đầu tiên, gọi là craton, đã bắt đầu trồi lên khỏi mặt biển cách đây 3,3 đến 3,2 tỉ năm.
Theo ông Chowdhury, các lục địa đầu tiên nhiều khả năng hình thành trước khi các đĩa kiến tạo tượng hình.
“Ngày nay, chúng ta có các đĩa kiến tạo chịu trách nhiệm kiểm soát sự nâng lên của một vùng đất. Chẳng hạn, khi đĩa kiến tạo của hai lục địa va chạm nhau, dãy Himalaya và Apls ra đời.Tuy nhiên, câu chuyện hoàn toàn khác cách đây 3 tỉ năm”, theo tiến sĩ.
Thay vào đó, đội ngũ chuyên gia đặt giả thuyết rằng những lục địa sơ khai đã trồi lên mặt biển sau khi địa cầu liên tục diễn ra các hoạt động núi lửa, kéo dài từ 300 đến 400 triệu năm.
Theo ông Chowdhury, phiến lục địa ở Singhbhum nhiều khả năng xuất hiện theo sau sự bồi đắp của dung nham núi lửa. Trong một khoảng thời gian dài, sự bồi đắp này đã đẩy phần vỏ Trái đất ở độ sâu 50 km lên trên bề mặt, tạo ra những phiến lục địa đầu tiên.
Bình luận (0)