Nằm dưới chân cầu Bình Lợi, nồi đậu phộng luộc của anh Phan Thanh Tú (40 tuổi, quê Phú Yên) dù nắng hay mưa vẫn luôn đỏ lửa. Nhờ mỗi ngày vớt nửa tấn đậu mà anh có cơ bụng 6 múi như người tập thể hình.
Hơn chục năm trước, theo chân nhiều người cùng quê, anh Tú vào Sài Gòn bán đậu phộng luộc. Thu nhập chỉ đủ sống qua ngày nên anh chuyển qua luộc đậu phộng rồi tìm mối để bỏ. Cứ vậy, mỗi ngày anh Tú luộc nửa tấn đậu phộng. Chính nhờ công việc vớt đậu phộng luộc từ trong nồi ra mà anh Tú không cần đến phòng tập nhưng cũng có cơ bụng 6 múi như những thanh niên đi tập thể hình.
[VIDEO] “Lực sĩ” 6 múi vớt nửa tấn đậu phộng mỗi ngày ở Sài Gòn
Mỗi ngày luộc nửa tấn đậu phộng
tin liên quan
Xóm ve chai ở Sài Gòn: Ngày đạp trăm cây số, chia nhau 10.000 đồng rauDo đặc trưng công việc nhiều công đoạn nên cùng làm với anh Tú còn có vợ anh và vợ chồng người em họ. Tất cả ở chung trong căn nhà trọ vách tôn nằm bên sông (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), giá thuê 2,8 triệu đồng/tháng.
“Giá nhà trọ này là hơi mắc nhưng vì có khoảng đất trống để luộc đậu và cạnh bờ sông mát mẻ nên anh em tôi mới ở. Chứ như hồi xưa đi bán đậu phộng không làm gì dám ở mấy chỗ giá mắc như này”, anh Tú cho hay.
Vì lúc nào cũng phải làm việc bên nồi đậu phộng nóng hầm hập, cộng với thời tiết nắng nên anh Tú thường ở trần. Anh cho biết, dù nắng hay mưa thì anh cũng vẫn luộc đậu để mang đi bỏ mối. Ngày thường anh nấu khoảng 3 - 4 tạ, ngày cuối tuần thì được 6 - 7 tạ.
Sáng sáng, cả xóm trọ lại ngồi nói chuyện chờ nồi đậu chín Vũ Phượng
Nguồn đậu anh lấy cũng không cố định mà tỉnh nào cũng có. Khi tỉnh này hết thì anh lại lấy ở tỉnh khác, từ miền Trung, miền Tây tới Tây Nguyên đều có đủ. Đa phần đều đậu được gửi về bến xe, anh sẽ mang xe máy ra bến xe chở về, đợt nào nhiều quá thì thuê ba gác chở về để ở dãy trọ.
Người quê tôi vô Sài Gòn và các tỉnh lân cận nhiều lắm, chủ yếu là đi bán vé số. Nhiều người vừa bán vé số vừa bán đậu phộng, cùng một công đi mà. Người không bán vé số thì bán đậu phộng kèm trái cây, nói chung là ai cũng đủ sống
Anh Phan Thanh Tú
“Đậu lấy về đầu tiên tôi đưa vào lu xi măng, mở mô tơ cho đậu quay trong nước để lớp đất thịt trên đậu rớt ra ngoài, rửa lại hai lần nữa với nước sạch rồi mới bắt đầu nấu đậu. Để đậu chín bằng hơi, hạt đậu bùi, beo béo thì tôi chỉ cho nước cao khoảng 1 gang tay. Khi đậu chín vớt ra cho ngay vào quạt để đậu khô mà không bị đen”, anh Tú kể.
“Bí kíp” luộc đậu
Để luộc một nồi đậu, tưởng chừng đơn giản nhưng với nhiều năm kinh nghiệm, anh Tú đã có những “bí kíp” riêng của mình như: để hạt đậu mềm, bùi thì phải để đậu chín bằng hơi, muốn hạt đậu đẹp thì phải lựa đậu chắc và đều hạt, để vỏ đậu không bị đen thì vừa vớt ra khỏi nồi phải để liền ngay trước quạt gió mạnh…
Đậu phộng được rửa sạch đất trước khi cho vào nồi luộc Vũ Phượng
Hằng ngày, anh Tú dậy từ khoảng 4 giờ sáng để rửa đậu, đốt bếp và canh lửa. Đến khoảng 10 giờ thì đậu chín, anh Tú vớt ra. Người em họ thì bê từng rổ đậu vào đổ trên sàn nhà, để trước quạt gió to cho nguội. Những thành viên còn lại của gia đình thì nhặt hạt lép rồi đóng đậu vào bao để chở ra Bến xe Chợ Lớn gửi đi Long An cho những người đồng hương Phú Yên bán.
Tài xế xe ôm công nghệ vừa chạy vừa lướt điện thoại: Quá nguy hiểm!Anh Tú chia sẻ: “Người quê tôi vô Sài Gòn và các tỉnh lân cận nhiều lắm, chủ yếu là đi bán vé số. Nhiều người vừa bán vé số vừa bán đậu phộng, cùng một công đi mà. Người không bán vé số thì bán đậu phộng kèm trái cây, nói chung là ai cũng đủ sống”.
Nhiều người bán vé số kèm đậu phộng quanh khu bờ sông Bình Thạnh, Thủ Đức cũng lấy đậu của anh với giá 30.000 đồng/kg.
Anh Tú tâm sự: “Sau khi trừ hết chi phí, tôi cũng dư được một ngày công, đủ lo cho cuộc sống gia đình. Nghề nào thì cũng phải làm, có được nghề để làm ổn định là tốt lắm rồi”.
Khung cảnh bình yên mỗi sáng ở xóm trọ ven sông Vũ Phượng
Nhờ mỗi ngày vớt đậu mà anh Tú có cơ bụng như những người tập thể hình Vũ Phượng
Vì làm việc bên nồi đậu nóng hầm hập và trời nắng nên anh Tú thường không mặc áo Vũ Phượng
Vừa làm việc, anh Tú vừa nói chuyện với những người xung quanh để bớt mệt Vũ Phượng
Thường anh Tú sẽ vớt đậu, em họ của anh sẽ bê từng rổ đậu vào trong nhà Vũ Phượng
Nhiều người hàng xóm cũng phụ giúp khi rảnh rỗi Vũ Phượng
Anh Tú cho biết những ngày mới làm cũng rất mệt vì hơi nóng, nhưng sau thì quen dần và xem như đây là tập thể dục Vũ Phượng
Bình luận (0)