|
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Sorbonne (Pháp) đã kiểm tra mật độ xương của những con lười cổ đại. Theo bài báo đăng trên kỷ yếu của Royal Society B thì nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng theo thời gian, mật độ xương hóa thạch của lười đã tăng lên và đó là bằng chứng để thấy rằng sinh vật có vú này nhiều khả năng từ đồng bằng, rừng núi siêng năng tiến ra biển.
Các mẫu hóa thạch được các nhà khoa học lấy mẫu từ các bảo tàng ở Lima (Peru) và Paris (Pháp). Cuộc nghiên cứu xem xét xương của 5 loài lười khác nhau sống cách đây 5 - 8 triệu năm. Qua máy quét CT đã so sánh được mật độ xương của những con lười xa xưa và ngày nay. Trong đó có nhóm lười đất từng rất phổ biến ở Bắc và Nam Mỹ nhưng đã tuyệt chủng cách đây khoảng 10.000 năm.
Hãng tin UPI cho biết với cấu trúc xương như vậy thì khi khan hiếm thức ăn, những con lười xưa có thể lặn xuống biển để nhấm nháp rong cỏ ở vùng nước nông rồi sau đó có thể lội biển xa hơn và lặn sâu hơn. Tuy nhiên, loài lười không chuyển hẳn sang sống môi trường biển mà đó chỉ là giải pháp tình thế khi khó khăn.
Tạ Xuân Quan
>> Kháng sinh từ phân hóa thạch
>> Phát hiện hóa thạch khủng long đầu tiên tại Malaysia
>> Phát hiện hóa thạch của loài bò sát biển cổ đại
>> Hóa thạch ghi nhận chuyển tiếp từ vây cá thành chân
Bình luận (0)