Vì sao vua Bảo Đại chọn trao ấn vàng triều Minh Mạng cho chính quyền cách mạng?

Lê Công Sơn
Lê Công Sơn
01/11/2022 15:01 GMT+7

Dư luận bắt đầu dậy sóng ngày 19.10 khi hãng đấu giá Millon đăng thông tin sẽ đưa ra đấu giá 329 cổ vật, trong đó có hai cổ vật nhà Nguyễn: 1 ấn vàng triều Minh Mạng (lô 101), 1 bát vàng triều Khải Định (lô 100).

Các cổ vật ở triều vua Minh Mạng và Khải Định dự kiến bán đấu giá vào 11 giờ ngày 31.10.2022 (giờ Paris) thuộc sưu tập Nghệ thuật Việt Nam. Đặc biệt ấn vàng Hoàng đế chi bảodi sản văn hóa của Việt Nam, là một minh chứng biểu trưng cho quyền lực chính trị trong một giai đoạn lịch sử nhất định trong tiến trình lịch sử của Việt Nam.

Bát vàng triều Khải Định (lô số 100)

Hãng đấu giá Millon

Đưa ấn vàng vua Minh Mạng khỏi danh mục đấu giá tại Pháp

Ấn vàng lớn nhất, đẹp nhất, quý nhất và quan trọng nhất của vương triều Nguyễn

Theo Đại Nam thực lục của Quốc Sử quán triều Nguyễn, ấn vàng Hoàng đế chi bảo được đúc vào ngày Giáp Thìn, mùng 4 tháng hai năm Minh Mạng thứ 4 (tức ngày 15.3.1823). Ấn có nuốm (quai) làm rồng cuốn hai tầng, vuông 3 tấc 2 phân, dày 5 phân, bằng vàng mười tuổi, nặng 180 lạng (chính xác là 280 lạng) 9 đồng 2 phân. Phàm chiếu như sắc dụ đều đóng ấn ấy.

Theo Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, vào năm Minh Mệnh thứ 9 (1828), dụ rằng: "Ấn báu của nhà nước là để làm việc tuyên bố mệnh lệnh, chỉ bảo rõ ràng những việc phải làm, về khí cụ thì cực kỳ quan trọng, về điển lệ thì cực kỳ to lớn… Gặp có khánh tiết ban ơn, đại xá thiên hạ, cùng là các cáo dụ các thân huân (người thân và người có công), đi tuần thú để xem xét các địa phương, mọi điển lệ long trọng ấy, và ban sắc, thư cho ngoại quốc, thì dùng ấn Hoàng đế chi bảo". Như vậy, rõ ràng, Hoàng đế chi bảo là ấn vàng lớn nhất, đẹp nhất, quý nhất và quan trọng nhất của vương triều Nguyễn.

Hành trình "lưu lạc vạn dặm" qua Pháp

Ấn vàng Hoàng đế chi bảo được dùng cho các hoạt động công quyền, chính sự của triều Nguyễn (vào dịp lễ khánh tiết, ban ân, xá tội, đi tuần thú các địa phương, cùng với sắc thư ban cho nước ngoài...), phản ánh một giai đoạn trong tiến trình lịch sử của quốc gia - dân tộc Việt Nam, là di sản văn hóa quý báu của Nhà nước Việt Nam.

Theo Đại Nam thực lục của Quốc Sử quán triều Nguyễn, ấn vàng Hoàng đế chi bảo được đúc vào ngày Giáp Thìn, mùng 4 tháng hai năm Minh Mạng thứ 4 (tức ngày 15.3.1823). Ấn có nuốm (quai) làm rồng cuốn hai tầng, vuông 3 tấc 2 phân, dày 5 phân, bằng vàng mười tuổi, nặng 180 lạng (chính xác là 280 lạng) 9 đồng 2 phân

Hãng đấu giá Millon

Ngày 30.8.1945, khi tuyên bố thoái vị, vua Bảo Đại đã chọn chiếc ấn đẹp nhất, quý nhất, biểu trưng của chế độ quân chủ thời Nguyễn là ấn vàng Hoàng đế chi bảo cùng thanh bảo kiếm mà phụ vương của ông là vua Khải Định trao lại cho ông, để bàn giao cho chính quyền cách mạng.

Ông Trần Huy Liệu, đại diện cho chính quyền cách mạng khi đó, đã tiếp nhận bộ ấn kiếm mang tính biểu tượng này, rồi cho chuyển về Hà Nội ngay trước khi Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đọc Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình vào ngày 02.9.1945.

Một số cổ vật triều Nguyễn khác cũng được đưa ra đấu giá đợt này

Hãng đấu giá Millon

Sau ngày Toàn quốc kháng chiến (tháng 12.1946), không rõ thông tin về nơi lưu giữ ấn và kiếm. Năm 1952, hai cổ vật này đã rơi vào tay người Pháp và đến ngày 8.3.1952, người Pháp tổ chức lễ trao lại ấn kiếm cho cựu hoàng Bảo Đại với vai trò là Quốc trưởng, sau đó được đưa sang Pháp vào năm 1953.

Từ những bằng chứng ấn vàng của vua Minh Mạng thu thập được, xác minh của chuyên gia dựa trên thông tin, hình ảnh hiện vật đấu giá do hãng đấu giá Millon công khai trên website của hãng, đối sánh với các cổ vật là ấn vàng triều Nguyễn đang được lưu giữ và phát huy giá trị tại một số bảo tàng, di tích trên cả nước, có thể khẳng định: chiếc ấn vàng (lô số 101) chính là chiếc ấn vàng Hoàng đế chi bảo được đúc năm 1823 thời vua Minh Mạng (1820-1841).

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.