Mặt trăng có thể xuất hiện sớm hơn 40 triệu năm

Mặt trăng có thể xuất hiện sớm hơn 40 triệu năm

La Vi
La Vi
29/10/2023 09:31 GMT+7

Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra mặt trăng có thể xuất hiện sớm hơn 40 triệu năm so với suy nghĩ trước đây. Nhận định này được đưa ra sau khi họ phân tích các mẫu đá mặt trăng được thu thập trước nửa thế kỷ, trong sứ mệnh Apollo 17 năm 1972, lần cuối cùng có người đi bộ trên mặt trăng.

Mặt trăng có thể "già" hơn 40 triệu năm so với hiểu biết trước đây?

Các nhà khoa học cho biết đã phát hiện ra điều này sau khi phân tích mẫu đá mặt trăng được thu thập cách đây nửa thế kỷ.

Bidong Zhang, nhà khoa học hành tinh UCLA: "Khi tôi nghiên cứu về đá mặt trăng, lần nào cũng khiến tôi ngạc nhiên".

Năm 1972, các phi hành gia của sứ mệnh Apollo 17 đã thu thập hơn 100 kg mẫu đất và đá.

Các nhà khoa học gần đây đã phân tích khoáng chất zircon trong các mẫu và xác định niên đại các tinh thể của nó là hơn 4,46 tỉ năm trước.

Ông Zhang, đồng tác giả nghiên cứu, cho biết: “Chúng tôi đã sử dụng kính hiển vi đầu dò nguyên tử, đây là một kỹ thuật rất mới mà chúng ta đã sử dụng trong ngành bán dẫn trước đây. Gần đây chúng tôi đã đưa kỹ thuật này vào địa chất. Về cơ bản, chúng tôi đếm từng vị trí nguyên tử để xem chúng ở đâu. Sau đó, chúng tôi xác nhận tuổi của khoáng vật là nguyên gốc".

Ông Zhang cho biết việc tìm hiểu về mặt trăng có thể giúp con người hiểu thêm về trái đất: “Mặt trăng có môi trường rất ổn định. Nó có thể ghi lại những tác động rất cổ xưa hoặc một số sự kiện khác trên trái đất. Rồi bằng cách này, chúng ta có thể biết được điều gì đã xảy ra trên trái đất vì mọi thứ trên trái đất đều bị xóa mất bởi các quá trình địa chất: phong hóa, kiến tạo, sự tuần hoàn của đá. Nhưng mặt trăng lại ổn định hơn. Vì vậy, biết được sự kết tinh hoặc đông đặc của bề mặt mặt trăng, chúng ta có thể biết nhiều điều về quê hương chúng ta, tức là trái đất".

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.