Các nhà thiên văn học tiếp tục tìm kiếm tung tích của sao chổi, nhưng Ison nhiều khả năng đã bị xé toạc trước cái nóng lên đến 2.000 độ C và các luồng nhiệt dữ dội liên tục phát ra của sao trung tâm. Bất chấp kích thước khổng lồ với bề ngang 2 km, sao chổi thế kỷ vẫn không phải là địch thủ của mặt trời, và vệ tinh Soho đã truyền về hình ảnh “tử nạn” của Ison vào cuối tuần. “Các nhà khoa học đảm nhiệm sứ mệnh Soho đã xác nhận, sao chổi Ison không còn nữa”, theo thông báo trên tiểu blog Twitter của Cơ quan Không gian châu u. Ison đã thu hút sự quan tâm của giới thiên văn và các nhà nghiệp dư trên thế giới kể từ khi được Vitali Nevski và Artyom Novichonok phát hiện vào năm 2012. Họ hy vọng sao chổi này sẽ tiếp tục tỏa sáng cho đến Giáng sinh, nhưng cuối cùng nó cũng chịu chung số phận như sao chổi Lovejoy vào năm 2011.
Thụy Miên
>> Sao chổi 'thế kỷ' đã chết?
>> Sao chổi 'thế kỷ' thẳng hướng mặt trời
>> Sao chổi sáng hơn mặt trăng vào "tầm ngắm" của Hubble
>> Hình ảnh đầu tiên của sao chổi “thế kỷ”
>> Ảnh mới ngoạn mục của sao chổi thế kỷ
>> Sao chổi đêm Giáng sinh
>> Sao chổi mới đang tiến đến mặt trời
Bình luận (0)