Máy bay cõng vệ tinh lên trời

12/02/2015 07:00 GMT+7

Phóng vệ tinh lên không gian từ mặt đất là công việc khá tốn kém. Tên lửa phải được thiết kế phù hợp và khi vệ tinh đã hoạt động thì các phần còn lại của tên lửa cần phải được tiêu hủy càng nhiều càng tốt trước khi rơi xuống biển.

Phóng vệ tinh lên không gian từ mặt đất là công việc khá tốn kém. Tên lửa phải được thiết kế phù hợp và khi vệ tinh đã hoạt động thì các phần còn lại của tên lửa cần phải được tiêu hủy càng nhiều càng tốt trước khi rơi xuống biển.
Vệ tinh được gắn dưới bụng máy bay - Ảnh từ video của DARPA
Các chính phủ và nhiều công ty truyền thông rất quan tâm đến vấn đề tiết giảm chi phí cho việc đưa vệ tinh lên quỹ đạo trái đất. Và đang có những tín hiệu tốt khi Cơ quan DARPA của Bộ Quốc phòng Mỹ đã tiến hành chương trình ALASA không cần tên lửa đẩy mà nhờ máy bay phản lực đặc biệt đưa vệ tinh nặng 45 kg vào quỹ đạo thấp của trái đất.
Quá trình này sẽ có chi phí thấp hơn, máy bay không bị tiêu hủy như tên lửa đẩy mà sau khi hoàn thành nhiệm vụ sẽ được thu hồi và tái sử dụng. Hãng tin UPI dẫn lời Bradford Tousley, Giám đốc Văn phòng kỹ thuật Tactical thuộc DARPA cho biết chi phí mỗi lần phóng vệ tinh theo kiểu mới chưa đến 1 triệu USD. Các nghiên cứu đang được tiếp tục và hy vọng giá cả còn thấp hơn.
Phần một của chương trình ALASA đã được phê duyệt, hiện chuyển sang giai đoạn hai khi DARPA ký hợp đồng với Hãng Boeing thực hiện nguyên mẫu máy bay phản lực để thực hiện 12 chuyến bay thử nghiệm. Đoạn video của Cơ quan DARPA công bố cho thấy khi máy bay đưa nguyên khối vệ tinh lên độ cao dự kiến, vệ tinh sẽ được thả ra và tự thân nó đi vào quỹ đạo.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.