Mẹ - người phụ nữ tuyệt vời nhất

Hà Đình Nguyên
Hà Đình Nguyên
19/10/2022 07:00 GMT+7

Nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam (20.10), có thể nói ca khúc Lòng mẹ của Y Vân là một tác phẩm bất hủ. Nhiều người ví von đó là một bản “quốc ca” về tình mẫu tử...

Quả thật như thế, đến bây giờ thì hầu như người Việt Nam nào cũng có thể hát một đôi câu từ bài hát Lòng m: “Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào. Tìnhmẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào. Lời ru êm ái như đồng lúa chiều rì rào. Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng mẹ yêu...”.

Nhạc sĩ Y Vân và tác phẩm Lòng mẹ

t.l

Người viết nhớ đến mẹ của mình lúc còn sinh thời, chỉ là một người đàn bà nhà quê, ít học (chỉ đọc được chữ, không biết viết). Vậy mà khi làm những việc lặt vặt trong nhà, bà vẫn hát khe khẽ: “Lòng mẹ chan chứa trên bao xóm làng gần xa. Tình mẹ dâng tới trăng ngàn đứng lặng để nghe. Lời ru xao xuyến núi đồi suối rừng rặng tre. Sóng ven Thái Bình im lìm khi tiếng mẹ ru...”. Chính từ những câu hát bất chợt, không đầu không đuôi ấy đã gieo vào tâm hồn non nớt của tôi một cảm giác thật êm ái, dịu dàng – giống như mình đang được ngụp lặn trong một không gian ngập tràn tình mẫu tử...

Chân dung nhạc sĩ Y Vân qua nét vẽ của con trai trưởng

t.l

Dạo máy truyền hình mới du nhập vào Việt Nam (khoảng năm 1967) nhìn hình ảnh duyên dáng của ca sĩ Phương Hoài Tâm trên chiếc tivi công cộng, cô hát Lòng mmà như đang ru mọi người, lồng vào đó là hình ảnh bờ biển với những đợt sóng trắng xóa vỗ êm bờ bãi... Hình ảnh cô ca sĩ khả ái, hát bài Lòng mấy, hơn nửa thế kỷ qua vẫn mãi in đậm trong tâm hồn tôi và ca khúc Lòng mcủa nhạc sĩ Y Vân là một trong những bài hát tôi thích nhất.

Y Vân và vợ - bà Minh Lâm

t.l

Thực ra, còn có nhiều ca khúc viết về “Mẹ” cũng rất hay và nổi tiếng khác, như: Quê m(của Thu Hồ), Mẹ tôi (Nhị Hà), Bông hồng cài áo (Phạm Thế Mỹ) nhưng 2 bài đầu thì hát lên nghe buồn, thê thiết quá, còn bài Bông hồng cài áo thì trúc trắc khó hát, phải là người nắm vững kỹ thuật mới hát được – cho nên Lòng mđược công chúng yêu thích nhất vì giai điệu du dương dễ hát lại vừa thể hiện được tình cảm “Mẹ nuôi con biển hồ lai láng”...

Mãi đến năm 2004, tôi mới có dịp tìm hiểu về xuất xứ ca khúc Lòng mqua những người thân của nhạc sĩ Y Vân là bà Tường Vi (em gái), nhạc sĩ Y Vũ (em trai) và bà Minh Lâm (vợ). Bà Tường Vi kể rằng: “Ông nội là quan tuần phủ Thái Bình: Trần Tán Bình, một nhà nho học yêu nước, tác giả của bài Á tế Á ca. Còn bên ngoại vốn gốc Hà Đông. Sau Cách mạng Tháng Tám, gia đình có một thời gian nương náu ở Thanh Hóa (nên có nhiều người nhầm rằng họ quê ở Thanh Hóa - PV). Sau khi hồi cư về Hà Nội, bố cũng được bổ làm lục sự ở tòa án Hà Nội nhưng do đất nước trong giai đoạn chuyển mình (vừa chấm dứt chế độ phong kiến) nên gia đình lâm vào cảnh khó khăn (chứ không phải người mẹ và mấy anh em họ phải nương náu trong một căn chói xiêu vẹo ở ngõ Khâm Thiên như nhiều tờ báo đã viết - PV). Ông bố mất sau khi vừa di cư vô Nam năm 1954...”.

Nhạc sĩ Y Vũ

t.l

Nhạc sĩ Y Vũ kể về anh mình: Y Vân tên thật là Trần Tấn Hậu (sinh năm 1933), thuở nhỏ ông được học nhạc với giáo sư Tạ Phước. Sở dĩ ông lấy tên là Y Vân bởi thời thanh niên ở Hà Nội ông có yêu một cô gái tên là Tường Vân. Tình duyên trắc trở nhưng ông lại lấy bút danh Y Vân (nghĩa là... Yêu Vân), và cái tên này gắn bó với ông cho tới lúc ông mãn phần.

Về hoàn cảnh ra đời của ca khúc Lòng m, nhạc sĩ Y Vũ cho biết, sau khi vào Nam thì cha của họ qua đời, Y Vân phải đi đánh đàn ở các nhà hàng quanh Sài Gòn để kiếm tiền nuôi mẹ và 2 em, có khi ông phải đánh đàn thâu đêm suốt sáng... Mỗi đêm khi Y Vân đi đánh đàn thì ở Cư xá Đô Thành bà mẹ lại đem thau quần áo của anh ra máy nước công cộng giặt... Có một đêm bà giặt đến 2 giờ sáng và bị cảnh sát bắt đưa về đồn vì “vi phạm giờ giới nghiêm”. Tới sáng, Y Vân về nhà, nghe biết chuyện này, anh vừa khóc vừa viết: “Lòng mẹ thương con như vầng trăng tròn mùa thu. Tình mẹ yêu mến như làn gió đùa mặt hồ. Lời ru man mác êm như sáo diều dật dờ. Nắng mưa sớm chiều vui cùng tiếng hát trẻ thơ... Thương con thao thức bao đêm trường, con đà yên giấc mẹ hiền vui sướng biết bao. Thương con khuya sớm bao tháng ngày, lặn lội gieo neo, mái tóc trót đành đẫm sương...”. Viết xong, anh hát cho mẹ nghe. Lần này thì bà cụ khóc... Đó là năm 1959.

Nhạc sĩ Y Vân (giữa)

t.l

Còn bà Minh Lâm (vợ sau của nhạc sĩ Y Vân, bà vợ đầu tên Thu Hường là chị họ của bà Minh Lâm. Chính bà Thu Hường đã đi hỏi vợ hai cho chồng mình), kể với người viết: “Có nhiều bài báo viết về Y Vân không đúng sự thật, như gán cho anh ấy là một người đa tình. Thực ra anh ấy là một người luôn có trách nhiệm: hiếu kính với mẹ, yêu thương vợ con và rất thật thà, có gì cũng kể với tôi, như chuyện vì sao anh ấy lấy nghệ danh là Y Vân, hoặc khi anh ấy viết bài hát Khi anh nhìn em là nhớ đến đôi mắt của một em gái phục vụ trong một quán bi-da rồi phát triển thành ca khúc. Thế thôi, đâu có gì to tát... Có người lại đồn anh ấy trúng số nên xây nhà, là thế này: Sau 1975, anh cộng tác với đoàn ca nhạc Hương Miền Nam, rồi nhận viết nhạc cho nhiều nguồn: phối nhạc cho Saigon Audio, viết nhạc phim, nhạc nền cho sân khấu... Anh làm việc cật lực bất kể ngày đêm. Ban trưa, nhìn anh xoay trần ra viết nhạc dưới mái tôn thấp nóng hầm hập, thấy thương vô cùng. Trời thương, nên dạo đó anh được đặt hàng dồn dập, có thể nói là “ăn nên làm ra”. Nhờ đó mà gia đình chúng tôi xây lại được căn nhà trong hẻm đường Trần Huy Liệu (Q.3, TP.HCM) tạm gọi là ngăn nắp. Nhưng anh ấy làm cho mẹ con chúng tôi hưởng, bởi chỉ một năm sau thì anh ấy mất (28.11.1992).

Ca khúc nổi tiếng Lòng mẹ

t.l

Dạo ấy quan tài của anh được quàn tại Hội Âm nhạc TP.HCM, mẹ chồng tôi đã không hề khóc một tiếng. Có lẽ tất cả nước mắt để khóc thương con, bà cụ đã âm thầm nuốt ngược vào trong. Chúng tôi nghe bà cụ nói: “Người ta thường bảo: Con “đi” trước mẹ là bất hiếu, nhưng mẹ chẳng trách con đâu, bởi con đã làm tròn chữ hiếu ngay từ lúc viết xong bài Lòng mẹ”... Sau đó bà cụ có tham dự Đêm nhạc Y Vân nhân 100 ngày mất của anh, tổ chức tại Nhà Văn hóa Thanh Niên. Ít lâu sau, bà cụ cũng từ trần...

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.